Về con ngườ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 108 - 110)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

3.2.3.2. Về con ngườ

Công tác giải quyết tố cáo phải gắn với công cuộc cải cách bộ máy hành chính hay nói đúng hơn là cải cách những người làm công tác giải quyết tố cáo. Hiện nay, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tố cáo của Thành phố còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ làm công tác này ở các xã, phường của tỉnh Hà Tây cũ, của tỉnh Hịa Bình mới sáp nhập, một số quận huyện, xã, phường có nhiều đơn thư khiếu tố.

Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là Thành phố cần có biện pháp nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ thông qua tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thu hú nhân tài.

Việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Thành phố phải được thực hiện thông qua các biện pháp tổng hợp. Đối với cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn quy định về trình độ, năng lực thì phải kiên quyết cho nghỉ hoặc điều chuyển sang công tác khác phù hợp. Thành phố cần bổ sung vào chương trình thi tuyển cơng chức chun mơn của ngành mà thí sinh đăng ký dự thi để tuyển chọn được người cán bộ có trình độ, năng lực, kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc. Những cán bộ đang trong biên chế hiện có, cần thường xuyên cử đi đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc và công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo. Đối với cán

bộ, công chức nằm trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo; trước khi bổ nhiệm Thành phố cần yêu cầu phải có đề tài, chuyên đề về lĩnh vực mình sẽ phụ trách để Hội đồng xét bổ nhiệm xem xét hoặc tổ chức thi tuyển.

Thành phố có biện pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm giải quyết công việc thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức xã hội và kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong công việc hàng ngày. Tăng cường công tác thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm, đánh giá sát thực về cán bộ, công chức; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phát hiện và xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là vi phạm các quy định về tiếp công dân, giải quyết tố cáo.

Một trong các nguyên nhân làm giảm lòng tin của người dân vào kết quả giải quyết tố cáo và tiếp tục tố cáo vượt cấp khi đã công bố kết luận nội dung tố cáo là do sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, cơng chức. Đạo đức nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến chất lượng giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính. Từ thực tế Hà Nội cho thấy nâng cao đạo đức nghề nghiệp sẽ là một trong các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo. Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp mỡi cơ quan hành chính của Thành phố phải xây dựng quy định về tiêu chuẩn đạo đức của các cán bộ, công chức trong cơ quan hay xác định nghĩa vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức trên cơ sở khuôn khổ pháp lý. Phổ biến, quán triệt và có các biện pháp kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn đó, có hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó, cần đổi mới chế độ tuyển dụng công chức sao cho tuyển chọn được người cán bộ, công chức không chỉ giỏi về chuyên mơn, nghiệp vụ mà cịn có phẩm chất đạo đức tốt. Hàng năm Thành phố cần xây dựng các tiêu chí và đổi mới phương pháp đánh giá, xếp loại cán bộ, cơng chức đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch, đánh giá đúng người, đúng việc.

phù hợp cơ chế đặc thù của thủ đô. Nếu như ở các quốc gia phát triển, người cán bộ, cơng chức nhà nước hồn tồn sống tốt nhờ vào đồng lương thì ở Việt Nam, ngay trong một địa phương có mức sống trung bình khá như Hà Nội thì cơng chức cũng khơng thể sống tốt bằng đồng lương. Bên cạnh động cơ và lý tưởng thoả đáng, cơng chức phải có đủ lương để ni sống bản thân và gia đình, có như vậy thì họ mới n tâm cơng tác, phụng sự nhân dân, mới công tâm trong khi giải quyết công việc. Như vậy, nâng cao đạo đức công vụ với các biện pháp cụ thể sẽ là giải pháp quan trọng cần thực hiện kịp thời khi các cơ quan hành chính nhà nước ở Hà Nội nỡ lực nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo.

- Thành phố cần xây dựng chương trình quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp giải quyết tố cáo theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, hồn thiện tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ tuyển dụng đối với cán bộ công chức trực tiếp giải quyết tố cáo, quy định cụ thể về tiêu chuẩn, trách nhiệm của người trực tiếp giải quyết tố cáo, quy định cụ thể về tiêu chuẩn, trách nhiệm của người làm công tác tiếp công dân để thơng qua cơng tác này, họ có thể tun truyền, giáo dục, giải thích pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo, góp phần hạn chế việc gửi đơn tràn lan, không đúng quy định của pháp luật và làm giảm việc tố cáo trùng lắp, vượt cấp và không đúng thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 108 - 110)