- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu
2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội còn những hạn chế, bất cập do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân khách quan
* Bất cập của Luật khiếu nại, tố cáo, nay là Luật Tố cáo
Pháp luật tố cáo chưa hồn thiện, chưa đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, tính phù hợp, kỹ thuật xây dựng văn bản còn chưa cao.
+ Về phạm vi điều chỉnh và chủ thể tố cáo:
Việc quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong các văn bản pháp luật cịn phân tán. Pháp luật tố cáo chưa có quy định phân biệt giữa tố giác và tin báo về tội phạm (tiếp nhận và xử lý theo Bộ luật tố tụng hình sự) với tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật (tiếp nhận và xử lý theo Luật tố cáo). Luật Tố cáo chỉ tập trung điều chỉnh về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Hành vi vi phạm của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về tố cáo hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân chưa đến mức xử lý hình sự. Bộ luật Lao động quy định về tố cáo liên quan lao động. Pháp luật không quy định cụ thể hành vi vi phạm như thế nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh cụ thể của Luật Tố cáo, hành vi vi phạm nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố tụng hình
sự. Luật tố cáo hiện hành vẫn chỉ ghi nhận chủ thể tố cáo là công dân, tuy nhiên tại một số văn bản quy phạm pháp luật khác lại quy định thêm chủ thể tố cáo là tổ chức (Luật Khống sản, Luật Bảo vệ Mơi trường, Luật Xuất bản…).
Các quy định thiếu thống nhất này dẫn đến cách hiểu và thực hiện khác nhau trong q trình giải quyết. Bên cạnh đó, thực tế cơng tác tiếp dân và giải quyết tố cáo thời gian qua đã cho thấy các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hồn tồn có thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ kinh tế - xã hội, có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình và có thể bị tác động bởi các hành vi vi phạm pháp luật nói chung. Pháp luật khơng cơng nhận quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức là chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức với cộng đồng và chưa có biện pháp hữu hiệu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức.
+ Về việc bảo vệ người tố cáo; thực hiện quyền tố cáo của công dân:
Luật tố cáo hiện hành cũng đã ghi nhận một số nguyên tắc và biện pháp bảo vệ người tố cáo tuy nhiên những quy định này còn sơ sài như: chưa xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo mật những thông tin liên quan đến người tố cáo; chưa xác định các biện pháp, chế tài xử lý đối với người có trách nhiệm nhưng không áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo, dẫn đến việc người tố cáo bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự...Nhiều trường hợp người tố cáo vì sợ bị trù dập, trả thù mà không dám tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
Cơng dân cịn khó khăn, bất cập khi sử dụng quyền tố cáo. Trách nhiệm của các cấp, ngành và cán bộ, công chức trong giải quyết tố cáo cần xác định cụ thể, chú trọng hơn vào việc xác định trách nhiệm người đứng đầu trong cơ quan hành chính nhà nước về cơng tác giải quyết tố cáo hiện nay.
+ Về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo:
Luật Tố cáo quy định có tính ngun tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo dựa trên tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng và hành vi vi phạm, nhưng chưa xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong việc giải
quyết tố cáo gây khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý tố cáo. Đồng thời, theo quy định hiện hành thì khơng có điểm dừng trong việc giải quyết tố cáo.
Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra trong Luật cũng lạc lõng, vì thực tế, thanh tra chỉ giúp thủ trưởng xem xét các tố cáo thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan hành chính.
+ Về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo; vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước:
Pháp luật tố cáo chưa quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật gây ra.
+ Về việc xử lý đơn tố cáo:
Luật quy định không xem xét đối với các loại tố cáo không rõ họ, tên địa chỉ người tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vụ việc tố cáo không rõ họ, tên địa chỉ, bút tích của người tố cáo vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số trường hợp thì được xem xét, một số trường hợp thì khơng xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Quy định về tiếp nhận, xử lý thơng tin tố cáo có sự mâu thuẫn giữa 2 văn bản:
Điểm b Khoản 1 Điều 20 Luật Tố cáo quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo thì "Nếu tố cáo khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết..." nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định
75/2012 ngày 03/10/2012 thì " ....nếu tố cáo, kiến nghị, phản ánh khơng thuộc
thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, hướng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.. " [20].
+ Về hình thức tố cáo:
Quy định pháp luật hiện hành chưa phân định rõ về việc xử lý tố cáo với các hình thức tố giác, tin báo tội phạm và các kiến nghị, phản ánh của người dân, gây lúng túng trong việc xử lý đối với đơn thư tố cáo, nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền cố tình xử lý hành chính đối với vụ việc hình sự.
Điều 19 Luật Tố cáo 2011 giới hạn 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, trước những phát triển của khoa học, kỹ thuật, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu về sự hồn thiện của hệ thống pháp luật địi hỏi Luật Tố cáo phải mở rộng các hình thức tố cáo khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo và các cơ quan có thêm các nguồn tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
* Về quy định thực hiện các quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật.
Chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về thời hạn, trình tự, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. Luật Tố cáo và nghị định hướng dẫn thi hành hiện nay có quy định thực hiện các quyết định xử lý tố cáo nhưng mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chi tiết. Do đó, trong thực tế vừa qua có nhiều kết luận tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng chậm thực hiện hoặc không thực hiện, dẫn đến mục đích giải quyết tố cáo của cơng dân khơng đạt được, người tố cáo bức xúc gửi đơn vượt cấp.
* Về quy định khen thưởng, xử lý đối với người tố cáo .
Pháp luật tố cáo có quy định trách nhiệm của người tố cáo khi cố ý tố cáo sai, nhưng khơng quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người tố cáo sai. Do đó, trong thực tế vừa qua nhiều người do thù, tức nhau mà đi tố cáo, mặc dù hành vi bị tố cáo khơng vi phạm pháp luật, khơng có tài liệu để chứng minh sự sai phạm của hành vi đó nhưng khơng cơ quan nào xử lý, dẫn đến việc công dân gửi đơn tố cáo tràn lan, tạo áp lực không nhỏ cho các cơ quan có thẩm quyền.
Về xử lý trách nhiệm người tố cáo sai sự thật đang là vấn đề nan giải trong thực tiễn áp dụng Luật Tố cáo nhất là xử lý trách nhiệm của người tố cáo đối với trường hợp tố cáo có đúng có sai.
* Về thời hạn giải quyết tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền.
Luật Tố cáo năm 2011 có quy định thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày nhưng trong thực tế thì việc giải quyết tố cáo khơng đơn thuần chỉ là một cơ quan mà trước khi kết luận tố cáo, các cơ quan quản lý nhà nước thường giao cho các cơ quan thanh tra xác minh, kết luận đối với đơn tố cáo. Do khơng có quy định cụ thể thời hạn xác minh kết luận cho các cơ quan thanh tra, các cơ quan thanh tra đã sử dụng toàn bộ thời gian mà pháp luật quy định để giải quyết một vụ tố cáo, dẫn đến việc sau khi các cơ quan thanh tra có kết luận xác minh thì thời hạn giải quyết đã hết (khơng còn thời gian giải quyết của các cơ quan quản lý). Chính sự vi phạm này đã làm cho người tố cáo hiểu rằng các cơ quan nhà nước không muốn giải quyết đơn tố cáo và cho rằng với sự vi phạm thời hạn giải quyết của các cơ quan nhà nước thì kết quả giải quyết cũng khơng được khách quan, đúng pháp luật. Từ đó làm cho người tố cáo bức xúc, không chấp nhận kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền và tiếp tục có đơn gửi vượt cấp.
* Về thời hiệu tố cáo
Thực tế hiện nay có nhiều tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật đã diễn ra từ lâu, khơng cịn tính nguy hiểm cho xã hội, nhiều vụ việc, cán bộ, công chức bị tố cáo vi phạm pháp luật nhưng đã qua một thời gian dài, người đó khơng vi phạm, hiện là cán bộ, cơng chức tốt, nhưng theo quy định của pháp luật thì buộc cơ quan nhà nước phải thụ lý và xem xét, giải quyết, gây ra tình trạng tốn kém, lãng phí, khơng cần thiết. Mặt khác cơ quan giải quyết gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác minh, kết luận và xử lý người bị tố cáo. Nếu tiếp tục xem xét, giải quyết vụ việc đó và áp dụng hình thức xử lý đối với người vi phạm thì khơng cịn ý nghĩa răn đe giáo dục. Trong khi đó pháp luật hình sự đã quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.
Quy định thời hiệu tố cáo, hình thức tố cáo trong luật Tố cáo làm cho người dân gặp khó khăn khi thực hiện quyền tố cáo và các cơ quan nhà nước lúng túng trong quá trình giải quyết. Thực tiễn nhiều vụ việc tố cáo (nhất là tố
cáo đông người), tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật xảy ra từ trước đây từ 10 đến 15 năm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính, q trình giải quyết gặp nhiều khó khăn như đối tượng bị tố cáo đã chuyển công tác khác hoặc về nghỉ hưu…hồ sơ tài liệu thất lạc, do đó có những vụ khơng thể kết luận được. Đây là nguyên nhân căn bản dẫn đến các vụ tố cáo kéo dài, dai dẳng, không dừng.
Điểm b, c Khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo quy định còn bất cập:
Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì khơng giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo; Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là khơng đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự... [20].
Tuy nhiên khi chưa thụ lý, nghiên cứu hồ sơ thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp chưa có đủ căn cứ và rất khó để khẳng định việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật hay không đúng pháp luật.
Trong Luật Tố cáo, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 có một số điều khoản quy định thời hạn, thời gian giải quyết, xử lý theo "ngày làm việc", một số điều khoản lại quy định theo "ngày" dẫn đến cách hiểu không thống nhất.
+ Quy định về thủ tục, trình tự giải quyết tố cáo trong pháp luật tố cáo chưa thực sự theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Một số quy định của pháp luật tố cáo cịn bất cập, khơng phù hợp như: chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tham gia quan hệ pháp luật tố cáo…Những tồn tại nêu trên đã và đang là tác nhân ảnh hưởng đến quyền tố cáo của công dân, việc thực thi dân chủ XHCN và việc duy trì, bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN nói chung và trong hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
+ Một số quy định của pháp luật tố cáo chưa phù hợp với định hướng cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng pháp luật yêu cầu " mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước Tòa án". Hiện nay Tịa án chỉ có thẩm quyền xét xử 21 loại
việc; chưa đáp ứng được yêu cầu " đổi mới thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính theo hướng cơng khai, đơn giản, thuận lợi cho người dân, đồng thời bảo đảm tính thơng suốt, hiệu quả của quản lý hành chính" , thủ tục giải
quyết tố cáo cịn phức tạp, khép kín, chưa bảo đảm tính cơng khai, minh bạch. Thực hiện Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, nhận thấy cịn một số điểm khó thực hiện như:
+ Đối với việc công khai kết luận nội dung tố cáo, Điểm a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định trường hợp "Công bố tại
cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tố cáo cơng tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ...".
Do đặc thù tại thủ đô Hà Nội, mỗi năm số lượng các vụ tố cáo thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện, UBND thành phố tương đối nhiều (khoảng 300 vụ) nên việc người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo tham gia các cuộc họp để công khai kết luận nội dung tố cáo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vậy, Thanh tra Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có được ủy quyền tham gia các cuộc họp để công khai kết luận nội dung tố cáo khơng? Nếu được phép ủy quyền, thì ủy quyền cho ai? người được giao nhiệm vụ xác minh tố cáo (không là Ủy viên UBND) hay ủy ủy quyền cho các Ủy viên UBND?
* Về bất cập của hệ thống pháp luật liên quan công tác giải quyết tố cáo:
+ Về cơ chế giải quyết tố cáo chung:
Những quy định của Luật Tố cáo về vấn đề này được coi như văn bản “gốc” để xác định cách thức giải quyết mọi tố cáo. Chính vì tính chất chung