- Quy định về chuyển nhượng, đăng ký bất động sản
1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam về một số nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản
nước đối với thị trường bất động sản
Từ thực tiễn phát triển của TTBĐS cho thấy, TTBĐS là một thị trường khơng hồn hảo, hay thị trường có tính hồn hảo khơng triệt để. Ngun nhân xuất hiện, một mặt do các đặc trưng của TTBĐS chi phối: như tính địa điểm sâu sắc đã quy định BĐS khu vực này khác khu vực kia… Mặt khác, nguyên nhân khơng hồn hảo cịn do TTBĐS bị các chính sách, pháp luật của nhà nước tác động rất lớn, ví dụ như các quy định về khuyến khích hay hạn chế có thể làm bùng nổ, sốt hoặc đóng băng đối với TTBĐS. Do đó, thị trường này thường vừa bị chi phối bởi môi trường pháp luật, vừa của cơ chế thị trường, vừa chịu sự can thiệp của nhà nước.
Việc xây dựng, củng cố công tác QLNN đối với TTBĐS ở nước ta nhằm làm cho thị trường này phát triển lành mạnh cần phải tiến hành theo các bước như sau:
- Tạo dựng một khn khổ pháp lý tồn diện nhằm tạo điều kiện cho TTBĐS hình thành, vận động trơi chảy và phát triển. Để có được điều này, vấn đề đầu tiên là phải có hệ thống pháp luật nhằm tạo “đường đi” và môi trường vận động cho các lực lượng thị trường của TTBĐS. Pháp luật cần phải qui định rõ một số vấn đề như: sở hữu toàn dân về đất đai, sở hữu tài sản BĐS và đăng ký quyền sở hữu BĐS, phạm vi giao dịch BĐS, HHBĐS gồm những gì, quyền thế chấp, bảo lãnh, cho thuê, kinh doanh BĐS, qui định rõ về thuế và các loại phí, ban hành Luật Kinh doanh BĐS…
- Xây dựng các cơ chế, định chế, tổ chức hỗ trợ cho TTBĐS phát triển. Ngoài ra phải tạo lập được đội ngũ tư vấn môi giới, các chuyên gia BĐS và doanh nhân kinh doanh BĐS. Tất cả các tổ chức hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển lành mạnh ổn định, tạo điều kiện cho công tác QLNN đối với lĩnh vực này có hiệu lực và hiệu quả hơn.
- Có sự can thiệp hợp lý và đúng lúc của nhà nước vào cơ chế điều tiết quản lý TTBĐS, tránh những can thiệp sâu, có tính chất “thơ bạo” với thị trường, làm méo mó thị trường.
- Xã hội hóa việc đầu tư, kinh doanh BĐS tới mọi tổ chức như ngân hàng, tín dụng, doanh nghiệp, pháp nhân, thể nhân,… nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, ngoại lực cho thị trường. Thị trường có đi vào khn khổ và xu hướng phát triển ổn định thì cũng sẽ tạo điều kiện cho công tác QLNN đối với TTBĐS tốt hơn.
Chương 2