- Quy định về chuyển nhượng, đăng ký bất động sản
2.3.1. Những kết quả đạt được
TTBĐS ở nước ta mới hình thành, nhưng đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện trên các mặt sau:
- Thị trường QSD đất đã nhanh chóng hình thành và phát triển với vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt, thúc đẩy nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dịch vụ và du lịch...).
- TTBĐS phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển (cả đầu tư trong nước và ngồi nước) làm thay đổi diện mạo tình hình KT-XH của đất nước.
- TTBĐS đã thu hút đáng kể nguồn vốn trong nước và nước ngồi, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Năm 2007, 40% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (20,3 tỷ USD) đã được đầu tư vào BĐS, tức khoảng 8 tỷ USD. Ở TP. Hồ Chí Minh, với số vốn đầu tư trực tiếp 2,5 tỷ USD, thì 85% đã đầu tư vào BĐS. Đó là chưa kể nguồn đầu tư khơng chính thức, đứng tên dưới bóng của người trong nước, kiều hối cho thân nhân trong nước... Nhiều dự án nhà ở, cơng trình dịch vụ, thương mại, SXKD đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ đã được đầu tư làm thay đổi bộ mặt cảnh quan đơ thị, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở của nhân dân.
- TTBĐS nhà ở và các loại BĐS khác nhau đã có những đóng góp nhất định thúc đẩy đô thị và nông thôn phát triển theo chiều hường văn minh, hiện đại.
- Qua thực tế vận hành TTBĐS, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTBĐS đã từng bước được hồn thiện, mơi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Nhu cầu về đất đai được đáp ứng đầy đủ hơn, dần chuyển sang các phương thức thị trường hơn.