Đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 113)

- Quy định về chuyển nhượng, đăng ký bất động sản

3.3.3. Đối với các cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý là những người trực tiếp thực hiện q trình QLNN về TTBĐS. Bởi vậy, việc hồn thiệ cơ cấu, cơ chế, thủ tục là vô cùng cấp thiết. Mỗi bộ, ngành cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc định hướng cho sự phát triển của thị trường, góp phần vào làm cho nền kinh tế phát triển.

Trong xu thế phát triển hiện nay, bất kỳ cơ quan hay nhà quản lý nào cũng cần phải thay đổi, tích hợp cơng nghệ và kỹ năng quản lý để có thể quản lý và điều hành hiệu quả hệ thống quản lý của mình. Muốn làm được điều đó thì người lãnh đạo cơ quan quản lý và phát triển TTBĐS phải cập nhật được kỹ thuật quản lý của thế giới, đồng thời, dựa vào đặc điểm của đất nước, địa bàn mà đưa ra cơ chế phù hợp, hiệu quả. Trong cơng tác QLNN đối với TTBĐS thì việc quản lý, kiểm sốt và xử lý được thông tin là khá quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, TTBĐS là lĩnh vực có khối lượng thơng tin rất lớn liên quan đến nhiều góc độ khác nhau như: cơ chế, chính sách đất đai; chính sách kinh tế, tài chính; chế độ sở hữu tài sản; chính sách nhà, đất cho diện chính sách có cơng, người nghèo… Như vậy, để quản lý và kiểm soát hiệu quả TTBĐS thì phải nắm bắt các thơng tin này kịp thời, nhanh chóng và xử lý tốt thơng tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý.

Ngày nay, cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên của cách mạng thông tin và kỹ thuật số, nên việc điều hành và vận dụng các công nghệ, kỹ năng quản lý TTBĐS trên nền tảng tin học là hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trước hết, bộ, ngành, sở liên quan phải đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý BĐS dựa trên kỹ thuật thơng tin địa lý tồn cầu (GIS) và hệ thống thông tin địa lý của mỗi đơn vị. BĐS là một hàng hóa đặc biệt và có giá trị lớn nên nó phải được quản lý chi tiết, cụ thể đến từng thửa đất, căn nhà. Hệ thống thơng tin BĐS này phải được phủ sóng và cập nhật trên hệ thống, cho cả các tỉnh và đối tượng khác quan tâm; hệ thống này phải đảm bảo được tính "mở" và "động". Thơng tin này phải được mở rộng cho mọi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cũng như các nhu cầu ăn ở, kinh doanh của nhân dân; nó phải được liên thơng rộng rãi và được cập nhật thường xuyên.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ đã làm xuất hiện nhu cầu mua bán, giao dịch BĐS, đây là tiền đề xuất hiện TTBĐS.

Như vậy, việc hình thành và phát triển TTBĐS là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như hệ thống thị trường đầu vào cho nền kinh tế.

Để các thị trường vận hành và phát triển ổn định, bền vững theo định hướng XHCN thì vai trị quản lý của nhà nước là rất quan trọng. TTBĐS cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Hơn nữa, hàng hóa của TTBĐS là những hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế, dân sinh cũng như chính trị - xã hội. Vì vậy, khơng thể để thị trường vận động tự do, tự phát gây méo mó, bất ổn và có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường.

TTBĐS thực tế đang cần sự quản lý của Nhà nước đủ mạnh và hữu hiệu nhằm đảm bảo cho các giao dịch kinh tế dân sự này thực sự dân chủ, cơng bằng; đây cũng chính là cách thể hiện sự chuyên chính của pháp luật, sự định hướng, điều tiết của Nhà nước nhằm phát triển thị trường trong ổn định và lành mạnh.

Đất đai ít có khả năng tăng thêm, nhưng lại có khả năng sinh lợi dường như vĩnh cửu qua tác động của người sử dụng. Tiềm năng về đất đai, BĐS của nước ta là hết sức trù phú nhưng lại đang vận động thiếu trật tự và công bằng, hơn nữa TTBĐS là lĩnh vực rất nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị - xã hội của mọi tàng lớp dân cư. Do vậy, công tác quản lý của Nhà nước đối với TTBĐS là cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc và đối với mọi người, cũng như đối với bộ máy công quyền, với các nhà đầu tư; và càng là vấn đề cần thiết, quan trọng hơn nữa đối với người nghèo, người thu nhập thấp, đối tượng chính sách và những người cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước, của xã hội.

Do đó, để TTBĐS hoạt động có hiệu quả, cơng tác QLNN là rất quan trọng. Một mặt, phải tạo được các điều kiện cần thiết để thị trường phát huy vai trị của nó trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai và đáp ứng các nhu cầu về HHBĐS với giá cả hợp lý, chi phí giao dịch thấp. Mặt khác, các bộ, ngành phải dùng những công cụ, biện pháp can thiệp vào TTBĐS một cách phù hợp nhằm đảm bảo công bằng xã hội và dùng chính vai trị, chức năng của thị trường này để giải quyết các chính sách xã hội, để thị trường này phát triển lành mạnh theo đúng định hướng XHCN.

Với sự phân tích về tình hình TTBĐS và cơng tác QLNN đối với thị trường này thời gian qua, đã cho thấy mặt thành tựu, các vấn đề tồn tại và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và đổi mới công tác QLNN đối với thị trường, để TTBĐS ngày càng phát triển ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Qua đề tài mong rằng sẽ góp một phần nhỏ trong việc xây dựng thành cơng mơ hình quản lý hữu hiệu để phát triển TTBĐS ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, với giới hạn về kiến thức và thời gian chắc hẳn đề tài vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự quan tâm, góp ý của q thầy cơ, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Đóng góp một phần nhỏ vào việc hồn thiện cơng tác quản lý thị trường, giúp cho thị trường phát triển theo quy luật vốn có của nó.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w