- Quy định về chuyển nhượng, đăng ký bất động sản
3.3.2. Đối với chính phủ
Chính phủ là đơn vị điều hành, QLNN về TTBĐS cao nhất. Công tác thực hiện, chỉ đạo, quy hoạch và kế hoạch về đất đai tại các địa phương như thế nào có tác động rất lớn đến thị trường. Bởi vậy, vai trị điều tiết thị trường của chính phủ có vai trị quyết định đối với thị trường.
Cơng cụ quy hoạch và kế hoạch là một trong những công cụ chủ yếu phục vụ công tác QLNN đối với lĩnh vực BĐS cũng như quản lý đô thị. Thực tế, những năm qua do thiếu quy hoạch và kế hoạch tổng thể nên dẫn tới việc quy hoạch đô thị tại một số thành phố phát triển theo kiểu "vết dầu loang" đã phá vỡ nhiều không gian và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Do đó, trong thời gian tới chính phủ, UBND tỉnh, thành phố cần phải định hướng không gian phát triển rõ ràng và tập trung phát triển các trung tâm trọng điểm như: Trung tâm chính trị, tài chính, Trung tâm kinh tế, Trung tâm văn hóa, du lịch, đơ thị hiện đại , Trung tâm du lịch sinh thái, dã ngoại,…
Như vậy, cần phải lập các quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển quận, quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành… mỗi loại quy hoạch này đều có tác động nhất định đến sự phát triển và cơng tác QLNN đối với TTBĐS. Chính phủ, các bộ, ngành, UBNN các cấp cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp quy hoạch mới, kịp thời và hợp lý hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về đất đai cho sản xuất kinh doanh cũng như đất ở của người dân. Cần nâng cao tính pháp lý, tính khả thi của hệ thống các văn bản quy hoạch; phổ biến quy hoạch công khai, minh bạch để mọi người biết và tuân thủ. Đặc biệt, thành phố cần
tăng cường và củng cố các chức năng quản lý kết hợp với thanh tra, kiểm tra thường xuyên vấn đề tuân thủ quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch treo, có biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ trong cưỡng chế khi vi phạm quy hoạch hay bắt khôi phục lại hiện trạng.
Một yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch là phải hoàn chỉnh cơ chế lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các nội dung sau:
- Phải áp dụng đúng các chế định của pháp luật về quy hoạch. Quy hoạch được Chính phủ, Bộ, UBND các cấp phê duyệt mới nhất là quy hoạch chính thức và có giá trị pháp lý.
- Đất đai là nguồn vốn của xã hội, do đó khi quy hoạch đất vùng nào đó để làm dự án chính phủ, bộ, UBNN các cấp nên có chủ trương để lại cho địa phương sở tại một tỷ lệ nhất định trong tiền thuê đất, hay giao đất (có thu tiền sử dụng từ người sử dụng). Đây là khoản tiền bù đắp cho cộng đồng dân cư, để đầu tư vào các dự án cơng ích, lợi ích tập thể như xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cơng viên, bệnh viện,…
- Khi quy hoạch có dính đến tái định cư, thì nhất thiết cơng tác tái định cư phải đi trước việc triển khai dự án trên vùng đất bị giải tỏa. Điều này tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị giải tỏa, tạo niềm tin cho nhân dân trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng; tránh được việc khiếu kiện, tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân cũng như việc triển khai dự án.
- Khi quy hoạch các KCN, KCX, Khu cơng nghệ cao cần tính đến việc bố trí nhà cho th phục vụ cơng nhân xa nhà. Thành phố cần quy định: các chủ dự án sản xuất kinh doanh có trên 100 lao động cần có chế độ hỗ trợ thêm để thực hiện các dự án cư xá cho công nhân thuê,…
- Quy hoạch gắn liền với cơng tác dự báo, vì vậy cơng tác này cần dự báo về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng lao động để từ đó có kế hoạch chủ động phát triển TTBĐS cũng như quản lý thị trường này.
Một yêu cầu nữa trong công tác quy hoạch là phải cố gắng duy trì quan hệ đồn kết dân tộc, tình làng nghĩa xóm trong dân cư khu vực quy hoạch, giải tỏa, di dời; quy hoạch cần cố gắng bảo vệ di tích lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng dân cư hiện hữu.