Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 86)

II Số dự án được ghi kế hoạch

Đơn vị: triệu đồng

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hướng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng nhìn chung vẫn còn chưa phù hợp. Thể hiện rõ nét nhất là tính khép kín từ khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành nhưng không được giám sát chặt chẽ, không phát hiện được vi phạm. Đó là kẽ hở về cơ chế để phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân sách chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính-ngân sách nói chung và hoạt động KBNN nói riêng như chưa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán các khoản vay nợ và xác định bội chi NSNN chưa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế....

Thứ hai, chưa làm tốt công tác quy hoạch và kế hoạch hoá vốn đầu tư. Công tác quy hoạch ngành chưa được hướng dẫn thống nhất về nội dung, phương pháp, trình tự trình và phê duyệt, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng. Việc phân định nội dung cũng như phạm vi và kết hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điểm chưa rõ, khó vận dụng trong quá trình triển khai.

mức và chưa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đầy đủ từ khâu nghiên cứu, phê duyệt đến triển khai.

Tính liên kết giữa quy hoạch và kế hoạch chưa cao. Nội dung các quy hoạch chưa thể hiện được đầy đủ các kế hoạch 5 năm và hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. Thiếu các căn cứ pháp lý cần thiết để triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, thông qua. Việc phân công, phân cấp để thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác quy hoạch chưa hợp lý, chưa có các quy định, các chế tài cụ thể đối với các hoạt động liên quan đến công tác quy hoạch. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về công tác quy hoạch từ Trung ương đến địa phương chưa được kiện toán và thống nhất.

Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển, nhiều dự án sai lầm về chủ trương đầu tư, không đáp ứng nhu cầu người sử dụng, không phù hợp quy hoạch, có dự án sau khi có quyết định đầu tư, đã tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thi công xây dựng nhưng phải đình hoãn do trùng quy hoạch.

Tiêu chí phân bổ vốn, tiêu chí hỗ trợ có mục tiêu, nguyên tắc cân đối vốn giữa các vùng, miền bảo đảm phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội, giữa vùng động lực và vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự toàn diện và phù hợp với thực tế.

Thứ ba, những hạn chế trong lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các bộ, cơ quan ngang bộ, của các địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Hà Nội.

Theo quy định điều kiện để ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt. Điều kiện để ghi kế hoạch thực hiện dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và bố trí vốn để thực hiện dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

Trong giai đoạn 2008-2010 cho thấy chất lượng của kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án tại KBNN Hà Nội còn thấp. Kế hoạch vốn của dự án chuẩn bị đầu tư chưa

gắn với quy hoạch, kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tư vẫn bố trí cho một số dự án chưa có quyết định phê duyệt dự án. Do đó dẫn đến tình trạng các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư trong năm nhưng không đủ thời gian để hoàn thành được các thủ tục tiếp theo, nên không thể triển khai được dự án trong thời gian quy định dẫn đến phải bỏ kế hoạch vốn đầu tư.

Bố trí kế hoạch vốn đầu tư còn dàn trải, không bám sát tiến độ thực hiện dự án, dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không có vốn để thanh toán, kế hoạch vốn bình quân trên một dự án thấp, nhất là các dự án nguồn vốn ngân sách huyện, dự án bố trí kế hoạch không đảm bảo đúng thời gian quy định, kéo dài nhiều năm gây ra hiện tượng tồn đọng khối lượng đầu tư XDCB lớn.

Theo quy định trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương), gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương), các bộ, địa phương chỉ đạo chủ đầu tư chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đã thanh toán. Nhưng trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp kế hoạch vốn đầu tư sau khi điều chỉnh thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án trong năm, gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm của KBNN.

Thứ tư, chất lượng thẩm định, phê duyệt của các dự án thấp. Dự án đầu tư xây dựng không gắn với tài liệu địa chất, địa hình, khí tượng thủy văn, công tác khảo sát không được tiến hành nghiêm túc và khoa học dẫn đến thường xuyên có những khối lượng phát sinh trong quá trình thi công, dự toán, tổng mức đầu tư của dự án phải điều chỉnh nhiều lần.

Việc cho phép lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trên địa bàn không căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành, của địa phương, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các kênh, dẫn đến các dự án đã được duyệt hoặc

đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo”.

Nhiều dự án quy mô lớn, phức tạp nhưng hình thức thực hiện là chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành dự án. Do đó năng lực của chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu quản lý dự án. Quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều sai sót, không đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, đến giai đoạn thanh toán, các hồ sơ thủ tục không được hoàn thiện gây khó khăn cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN.

Thứ năm, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn ngày càng hoàn thiện và thực hiện phân cấp mạnh cho chủ đầu tư, tạo ra sự chủ động, thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện dự án nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực trong công tác đấu thầu còn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức, thông đồng trong đấu thầu, sử dụng quân xanh quân đỏ trong đấu thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Khi thi công tìm mọi cách bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, làm tăng khối lượng phát sinh để trình duyệt đơn giá mới, làm cho đơn giá của hợp đồng điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn trong quá trình kiểm soát thanh toán của KBNN.

Thứ sáu, do tính chất mùa vụ của công tác đầu tư XDCB cho nên khối lượng kiểm soát chi đầu tư XDCB dồn vào thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ kế hoạch năm rất lớn, do đó không thể tránh khỏi sơ xuất khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB vào những thời điểm này.

Thứ bẩy, trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc về chủ đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, nhưng trong thời gian qua nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành chủ yếu do thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phương trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Nhiều dự án, công trình sau khi hoàn thành thì ban quản lý dự án hoặc chủ đâu tư đã giải thể, hoặc nhiều dự án bàn giao qua nhiều đơn vị chủ đầu tư cũng gây khó khăn trong việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w