Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa” còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 78 - 79)

II Số dự án được ghi kế hoạch

2.3.2.2quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa” còn nhiều bất cập

Đơn vị: triệu đồng

2.3.2.2quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa” còn nhiều bất cập

nhiều bất cập

Qua thời gian triển khai kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa” tại KBNN Hà Nội nhằm mục đích cơng khai, minh bạch, rõ ràng và thuận tiện cho các chủ đâu tư đến giao dịch tại KBNN đã bộc lộ một số hạn chế như sau:

Quy trình theo cơ chế “một cửa” này đã làm tăng thêm đầu mối trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ, tăng thêm khối lượng công việc và thời gian giải quyết hồ sơ do phải thực hiện thêm bước giao nhận hồ sơ giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến thời gian kiểm sốt của cán bộ nghiệp vụ. Trình độ năng lực của cán bộ tại bộ phận giao dịch một cửa cịn có hạn chế nhất định và chưa đồng đều. Tại KBNN huyện cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB chỉ có 2 cán bộ trong khi đó khối lượng cơng việc nhiều, do đó khơng thể bố trí cán bộ tách thành hai bộ phận là bộ phận một cửa và bộ phận xử lý nghiệp vụ. Nhiều khách hàng không đến nhận kết quả đúng hẹn nên tại bộ phận giao dịch “một cửa” phải quản lý một lượng chứng từ tồn đọng khá lớn. Hơn nữa, đặc điểm của XDCB là tính đơn chiếc của sản phẩm do đó mỗi một dự án, cơng trình lại có đặc điểm khác nhau, hồ sơ, thủ tục và tiến độ của mỗi một dự án khác nhau, vì vậy nhất thiết phải có cán bộ chuyên quản của từng dự án. Cán bộ chuyên quản phải nắm rõ tình hình triển khai thực hiện của từng dự án tại từng chủ đầu tư, thực hiện kiểm tra tiến độ, kiểm tra sử dụng vốn của chủ đầu tư, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thanh toán, quyết tốn dự án hồn thành, đối chiếu số liệu, phối hợp theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền … Do đó, khi tách riêng cán bộ giao dịch “một cửa” và cán bộ xử lý nghiệp vụ thì phát sinh một vấn đề là khi khách hàng giao nhận hồ sơ thanh toán qua cán bộ giao dịch “một cửa” của KBNN thì cán bộ giao dịch của KBNN chỉ kiểm tra được tính pháp lý của hồ sơ chứng từ chứ không thể nắm rõ được tình hình chi tiết, cụ thể của dự án (giá trị hợp đồng kinh tế, số tiền đã tạm ứng, thanh tốn từng lần, giá trị cịn lại bao nhiêu …). Do đó khi cán bộ chuyên quản thực hiện kiểm sốt, thanh tốn phát hiện sai sót cần phải bổ sung thì phải lập phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi chủ đầu tư qua cán bộ giao dịch, từ đó làm cho cán bộ của chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần, ảnh

hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.

Một trong những mục đích của giao dịch một cửa là hạn chế tiêu cực, phiền hà của cán bộ nghiệp vụ khi trực tiếp giao dịch với khách tại trụ sở làm việc. Tuy nhiên, những vướng mắc trong hồ sơ thanh tốn nếu được trao đổi thơng qua thủ tục giấy tờ hành chính sẽ nhiêu khê và chậm trễ hơn rất nhiều nếu được trao đổi trực tiếp giữa cán bộ nghiệp vụ và đơn vị giao dịch. Trường hợp đơn vị giao dịch chưa đồng tình với xử lý nghiệp vụ của KBNN thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ khơng thể trực tiếp giải thích với khách hàng một cách thỏa đáng ngay, mà phải trao đổi với cán bộ trực tiếp xử lý nghiệp vụ trước khi giải thích lại với khách hàng làm cho khách hàng phải chờ đợi, vì thế đương nhiên khách hàng khơng đồng tình. Đó là chưa kể đến trường hợp “tam sao thất bản” của cán bộ giao dịch.

Trong quy trình luân chuyển hồ sơ chứng từ kiểm soát chi đầu tư XDCB, Phịng (bộ phận) Kế tốn trình ký hồ sơ, chứng từ với lãnh đạo KBNN. Khi lãnh đạo kiểm soát và ký chứng từ phát sinh nội dung muốn trao đổi hoặc làm rõ thì cán bộ Kế tốn lại khơng thể trả lời ngay được, đây chính là một bất cập trong quy trình luân chuyển hồ sơ chứng từ hiện nay.

Về phía đơn vị giao dịch thì khơng phải đơn vị nào cũng nắm vững cơ chế, chính sách trong quản lý chi ngân sách, trình độ kế tốn – tài chính của các đơn vị giao dịch chưa đồng đều, đặc biệt là trong điều kiện hiện tại nhiều cơ chế chính sách được ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi, bổ sung, ảnh hưởng đến việc cập nhật và bổ sung kiến thức của người thực thi công việc, nên hồ sơ chứng từ gửi đến KBNN khơng tránh khỏi thiếu sót phải trả lại để hồn chỉnh nhiều lần nếu tiếp tục giao dịch theo mơ hình một cửa như hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 78 - 79)