- Kiểm soát chi đầu tư XDCB ngân sách trung ương: Đó là công tác kiểm soát chi các dự án do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý.
- Kiếm soát chi đầu tư XDCB ngân sách địa phương: Đó là công tác kiểm soát chi các dự án do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý.
1.2.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN XDCB từ nguồn NSNN
Đầu tư xây dựng cơ bản luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, không ổn định, trình độ năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều. Chính vì vậy Kho bạc Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN thể hiện ở các mặt sau:
- Như đã phân tích sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sản xuất dài, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Do đó, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ dễ gây ra lãng phí, thất thoát tiền của của nhà nước. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước được coi là khâu cuối cùng đưa tiền ra ( người gác cổng) nhằm đảm bảo việc thanh toán đúng đối tượng, đúng đơn vị thụ hưởng, đúng theo cam kết chi, theo hợp đồng đã ký kết; đảm bảo các khoản chi NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB còn góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành NSNN.
- Bên cạnh việc kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước, việc Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán tới các đối tượng thụ hưởng cũng là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các chủ trương chính sách lớn trong lĩnh vực quản lý nhà nước, như đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ, hiện đại công nghệ thanh toán, công khai minh bạch thông tin, góp phần thiết lập kỷ cương và kỷ luật tài chính…
- Thông qua công tác kiểm soát chi, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi NSNN tại KBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng loại chi chủ yếu, rút ra những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý. Từ đó, KBNN kiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn.
Thực hiện phân công của Bộ Tài chính, trong khuôn khổ dự án cải cách quản lý tài chính công, KBNN là đơn vị chủ trì xây dựng quy chế, quy trình và tổ chức thực hiện kiểm soát và hạch toán cam kết chi NSNN qua KBNN. Cam kết chi NSNN là một chính sách mới trong quản lý chi NSNN của Việt Nam, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chính sách này góp phần không nhỏ trong việc hạn chế nợ đọng trong thanh toán, đảm bảo minh bạch thông tin và đảm bảo nghĩa vụ cũng như khả năng chi trả, thanh toán của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Như vậy, với nhiệm vụ này, KBNN đã đóng một vai trò khác quan trọng không kém vai trò “ trạm canh gác kiểm soát cuối cùng “ của Nhà nước. Với việc thực hiện kiểm soát cam kết chi, KBNN trở thành một công cụ nhằm kiểm soát chi tiêu công ngay từ khi mới hình thành giao dịch kinh tế, là hoạt động kiểm soát “trước” khi chi NSNN. Nghiệp vụ này giúp Nhà nước quản lý, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời, đúng hướng và đảm bảo hiệu quả các hoạt động của các đơn vị chi tiêu từ NSNN. Việc Nhà nước thực hiện cam kết chi còn mang ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội
lớn hơn nhiều. Một mặt, nó thể hiện quyết tâm cải cách và hiện đại hoá của Chính phủ Việt Nam cũng như của ngành Tài chính Việt Nam, mặt khác, nó nêu cao vai trò bình đẳng, minh bạch và trách nhiệm của lĩnh vực công đối với các thành phần khác trong nền kinh tế, đảm bảo an toàn các kênh thanh toán trong xã hội, qua đó tham gia ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.4 Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong nước tại Kho bạc Nhà nước: tại Kho bạc Nhà nước:
1.2.4.1 Kiểm soát thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong nước tại Kho bạc Nhà nước: trong nước tại Kho bạc Nhà nước: