Phân tích mơi trường ngành

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 62 - 63)

2.2.2.1. Áp lực từ khách hàng:

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của khách hàng ngày càng cao. Khách hàng dần thích được tự mình tra cứu, tìm kiếm thơng tin để ra quyết định mua trực tuyến hơn là đến cửa hàng, đặc biệt với dịch vụ Hàng không.

Khách hàng điện tử đều là những đối tượng trẻ, năng động, có hiểu biết về cơng nghệ thơng tin và mạng internet, hơn nữa lại có kiến thức về TMĐT. Do đó, quyền lực thương lượng của khách hàng điện tử là khá cao.

2.2.2.2. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh:

Tại thị trường nội địa, với sự gia nhập của các hãng hàng không giá rẻ trong thời gian qua, việc đi lại bằng đường hàng không đã khơng cịn là sự xa xỉ đối với người dân Việt Nam. Trong năm 2013, các hãng hàng không nội địa liên tục đổ tải vào thị trường: VietjetAir đã tăng từ 4 tàu bay lên 10 tàu bay, liên tục mở rộng mạng bay trên thị trường nội địa và bắt đầu mở rộng khai thác đường bay quốc tế HAN/SGN-BKK; Jetstar Pacific tăng từ 5 tàu lên 6 tàu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên phân khúc khách hàng giá rẻ ngày càng trở nên khốc liệt.

Qatar) mở rộng mạng bay giữa các châu lục, tạo đường vòng qua khu vực này đã tạo sức ép đối với tất cả các hãng hàng không châu Âu và châu Á, trong đó có Vietnam Airlines dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường xuyên lục địa châu Âu – châu Á, Châu Âu – Châu Úc và trong nội địa thị trường châu Á ngày càng khốc liệt. Trong khu vực ASEAN hiện có Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airways, đây là 3 hãng Hàng không hàng đầu tại khu vực hiện nay, và hai hãng Hàng không giá rẻ rất mạnh khác là Air Asia và Tiger Airways. Năm 2013 đội bay của các hãng hàng không giá rẻ đã tăng 20% đạt 500 chiếc, chiếm thị phần tải cung ứng 50% nội ASEAN.

Mỗi đối thủ cạnh tranh nói trên đều có tiềm năng rất mạnh, các Hãng Hàng không trong khu vực Đông Nam Á đều là những Hãng Hàng không đi đầu trong hoạt động marketing điện tử do khả năng nhạy bén và nguồn lực kinh tế mạnh mẽ. Đặc biệt, với các Hãng Hàng khơng giá rẻ thì Thương mại điện tử là những kênh bán và kênh truyền thơng chính với lợi thế về việc cắt giảm chi phí và khơng hạn chế về tốc độ phát triển.

2.2.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế:

Phương thức bán vé điện tử vẫn còn khá mới mẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa thực sự dễ dàng đối với đại đa số người dân nên sản phẩm vé truyền thống vẫn được khách hàng mua với tỉ lệ chiếm đa số.

Hơn nữa, các tuyến đường bộ và đường sắt thời gian gần đây cũng được cải thiện đáng kể, từ chất lượng dịch vụ đến cơ sở hạ tầng, đường xá đã giúp cho nhu cầu đi lại của người dân thuận tiện hơn. Điều này, cũng sẽ ảnh hưởng tới các tuyến đường bay nội địa của VNA.

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 62 - 63)