2.1. Tổng quan về Tổng công ty hàng không Việt Nam
2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
- Thuận lợi:
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2013 đã cải thiện và tương đối ổn định. Lạm phát giảm liên tục và ước cả năm sẽ không vượt quá 6,3%, cán cân thương mại thặng dư nhờ xuất khẩu tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2012; Tỷ giá VND/USD ổn định, trung bình năm đạt 1USD/21.000VND, thấp hơn tỷ giá kế hoạch 21.500.
Điều kiện sản xuất trong lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng đang dần được cải thiện, lượng đơn hàng mới đã tăng liên tiếp với tốc độ khá cao. Chỉ số sản xuất
công nghiệp phục hồi qua các quý: quý I tăng 4,5%, quý II tăng 5,2% và quý III tăng 6%.
Chính phủ đã điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hịa với chính sách tài khóa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; Bên cạnh đó, việc Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) tiếp tục duy trì gói kích thích kinh tế khiến cho lãi suất vay trong nước liên tục giảm, lãi suất vay quốc tế cơ bản (LIBOR) giữ ở mức thấp (0,25-0,4%/năm) đã góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và VNA nói riêng. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng gần 19% trong 7 tháng/2013.
Giá nhiên liệu bay ổn định, trung bình năm 122,64USD/thùng Jet A1, thấp hơn 1,88% so với mức giá kế hoạch (125USD/thùng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD 2013 VNA)
- Khó khăn:
Doanh nghiệp trong nước vẫn đang gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể tiếp tục cao (gần 55.000 doanh nghiệp bị giải thể trong 11 tháng đầu năm 2013).
Sức tiêu thụ của thị trường yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng.
Tỷ giá một số đồng bản tệ chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tiền tệ thu của VNA (JPY, AUD) đều mất giá so với đồng đô la Mỹ làm cho nguồn thu bị giảm sút.
Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, DN thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng chi tiêu cơng khơng thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014 và 2015.
2.2.1.2. Mơi trường chính trị, pháp luật:
Kể từ năm 2006, khi mà Luật Giao dịch điện tử (29/11/2005) và Luật Công nghệ thông tin (29/6/2006) được Quốc hội thơng qua và chính thức đi vào thực tế, kết hợp với nhau, hai Luật đã điều chỉnh một cách tương đối tồn diện những khía
cạnh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và Thương mại điện tử trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Dựa trên cơ sở của hai bộ Luật này, hàng loạt các nghị định, văn bản dưới luật, hoặc luật sửa đổi bổ sung về quản lý website TMĐT, bảo mật dữ liệu cá nhân, ngăn chặn và phòng chống thư rác,… góp phần hướng dẫn thực thi và triển khai pháp luật TMĐT trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Điều này cũng đang là các yếu tố chi phối đối với các hoạt động TMĐT của VNA. Các yếu tố này sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hoạt động Marketing điện tử của VNA.
Hình 2.4. Khung pháp lý cho TMĐT
Hình 2.5. Tác động của những văn bản mới ban hành hoặc sửa đổi đến từng khía cạnh của hoạt động TMĐT
2.2.1.3. Mơi trường văn hóa, xã hội
Số lượng người dùng Internet tại một số Quốc gia trong khu vực Châu Á và Việt Nam:
(Nguồn: http://www.internetworldstats.com)
Hình 2.6. Top 10 nước sử dụng Internet nhiều nhất châu Á
Nhìn vào bảng thống kê tính đến hết 30/06/2012 của tổ chức đo lường quốc tế Internet World Stats, số lượng nguời sử dụng internet tại Việt Nam đạt 31.034.900 người, xếp thứ 7 trong khu vực Châu Á, với số dân đứng thứ 9 trong khu vực (91.519.289 người). Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khi kinh doanh hay xây dựng các chương trình marketing trên mơi trường internet.
Trong số các quốc gia trọng điểm ở châu Á, có 3 mức độ khác nhau về tỉ lệ sử dụng Internet. Tại các nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia), tỷ lệ sử dụng Internet ở mức 60 – 80%, tốc độ tăng trưởng nhẹ qua các năm. Còn ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, tỷ lệ sử dụng internet chỉ vào khoảng 20-30%, tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng mỗi năm lại cao hơn nhiều. Đối với các thị trường đang phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar tỷ lệ sử dụng internet thường ở mức dưới 10%.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ người sử dụng Internet đã tăng 100 – 200% ở các nước phát triển ở châu Á, và khoảng 500-1500% ở các thị trường mới nổi. Và Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất trong khu vực.
(Nguồn:Báo cáo TMĐT VECITA 2012)
Hình 2.7. Biểu đồ tăng trưởng số người sử dụng internet tại Việt Nam 2004 - 2012
Theo báo cáo TMĐT của VECITA tính đến tháng 9/2012, số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đã lên đến 31.196.878 người chiếm khoảng 35% dân số so với mức 6.345.049 người vào năm 2004. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được tốc độ phát triển cao cũng như tầm ảnh hưởng tới đời sống văn hóa xã hội của internet ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của ineternet, các hình thức mua bán qua internet đã từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là giới văn phịng, dân cư ở các khu đơ thị lớn. Các sản phẩm dịch vụ như vé máy bay, đồ điện tử, tour du lịch,… đã trở nên khá phổ biến. Các mạng xã hội cũng rất phát triển với hàng triệu người đang trở thành một thị trường đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó, thị trường mobile marketing cũng là một thị trường cực kỳ tiềm năng với hàng triệu thuê bao di động và có thể truy cập internet mọi lúc mọi nơi thông
qua các thiết bị như smartphone, máy tính bảng và mạng 3G.
Như vậy có thể thấy, TMĐT hứa hẹn sẽ phát triển nở rộ khi người tiêu dùng Việt Nam quen thuộc với các hình thức thanh tốn điện tử, có hiểu biết về internet. Đây chính là thuận lợi cho việc triển khai hoạt động bán vé trực tuyến của VNA.
2.2.1.4. Mơi trường cơng nghệ
Ngày 13/5/2014, chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu chung: Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hình 2.8. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2013)
Sau một thời gian phát triển tương đối, có thể nói vào thời điểm hiện tại các yếu tố về đường truyền, số lượng máy tính, số lượng thuê bao internet, phần mềm, đảm bảo an ninh mạng hay thanh toán điện tử đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về TMĐT trong nước.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã hoàn thành kết nối 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế. Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM cũng có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống core banking, hệ thống thanh toán nội bộ với công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại và khả năng kết nối trực tuyến. Bên cạnh đó, là hệ thống thanh tốn thống nhất của 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknetvn và VNBC đã đem lại cho người dùng khả năng mua sắm qua internet dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển.