2.1.3.1. Tình hình hoạt động
Khởi đầu năm 1956 với đội bay vẻn vẹn có 5 máy bay cánh quạt, chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.
Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Hiện nay, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực với độ tuổi trung bình của đội bay là 5,4 năm.
Trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm luôn đạt mức hai con số, Vietnam Airlines đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam
Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu - SkyTeam. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập liên minh, mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng lên tới hơn 1000 điểm đến trên toàn cầu.
Để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai, Vietnam Airlines đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế giới. Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu vực, mở rộng đội bay lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020 với nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9.
2.1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh
Theo số liệu từnăm 2001 đến nay, số chuyến bay mà VNA thực hiện liên tục tăng, thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Trung tâm điều hành khai thác – VNA)
- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chuyến bay
Lượng hành khách chuyên chở cũng liên tục tăng, thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Trung tâm điều hành khai thác – VNA)
Hình 2.3. Biểu đồ số khách vận chuyển của VNA giai đoạn 2001 – 2013
Đi lại bằng máy bay dường như vẫn là hình thức giao thông xa xỉ, tuy nhiên lượng khách vận chuyển và số chuyến bay thực hiện liên tục tăng qua các năm phản ánh thu nhập của người dân đã ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao. Điều này chứng tỏ rằng tiềm năng phát triển của ngành hàng không nói chung và VNA nói riêng là rất lớn và sẽ còn phát triển mạnh mẽhơn nữa trong thời gian tới. 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lượt khách
Bảng 2.1. Chỉ tiêu tài chính của VNA giai đoạn 2006 – 2010
(Nguồn: Ban tài chính kế toán)
STT Chỉ tiêu doanh thu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng doanh thu (tỷđồng) 17.556 19.775 26.259 24.620 36.265
2 Lợi nhuận trước thuế (tỷđồng) 353 435 245 150 350
3 Lợi nhuận sau thuế (tỷđồng) 254 313 176 108 252
4 Nguồn vốn chủ sở hữu (tỷđồng) 4.462 5.964 5.991 6.017 6.219 5 Vay dài hạn (tỷđồng) 8.615 11.706 14.143 15.732 16.071 6 Tổng nguồn vốn (tỷđồng) 17.773 24.581 24.854 25.014 25.871 7 LNST/Doanh thu (%) 1,45% 1,59% 0,67% 0.44% 0.70% 8 LNST/Vốn CSH (%) 5,71% 5,26% 2,95% 1,80% 4,05% 9 LNST/Tổng nguồn vốn (%) 1,43% 1,28% 0,71% 0,43% 0,97% 10 Tỷ lệ nợ dài hạn/Vốn CSH (%) 193,08% 196,26% 236,06% 261,44% 258,41% 11 Tỷ lệ vốn CSH/Tổng NV (%) 25,11% 24,27% 24,11% 24,06% 24,04%
Mặc dù số chuyến bay và lượng hành khách chuyên chở liên tục tăng, tuy nhiên, qua bảng 2.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của VNA nhỏ hơn rất nhiều lần so với tổng doanh thu. Mức lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu các năm rất thấp chỉở mức 1-2%. Sở dĩ như vậy là bởi vì chi phí sản xuất kinh doanh của VNA rất lớn (chi phí xăng dầu, bảo hiểm, đầu tư mua sắm máy bay…). Việc quản lý chi phí luôn được VNA đề cao, tuy nhiên do phần nào cơ chế hoạt động còn mang tính hành chính, quan liêu nên hiệu quả quản lý chi phí chưa được tốt.
Bên cạnh đó, có một chỉ tiêu đang rất đáng báo động đó là tỷ lệ nợ dài hạn/VCSH rất lớn, mức trung bình khoảng 200%. Điều này có lí do chính là do VNA phải đi vay đểđầu tư mua máy bay. Từnay đến năm 2020, VNA có kế hoạch mua mới khoảng gần 90 máy bay, do đó chi phí mua máy bay là cực kỳ lớn. VNA phải nhờđến sự bảo lãnh của Chính phủđể có thể nhận được hợp đồng cho vay. Trong bối cảnh kinh tếkhó khăn, lãi suất cho vay rất cao như hiện nay đây thật sự là một thách thức đặt ra đối với VNA.
Xét tiếp đến kết quả kinh doanh của ngay năm vừa qua, năm 2013:
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính 2013
(Nguồn: Báo cáo HĐTV kết quả sản xuất kinh doanh 2013)
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng doanh thu chỉ là 0,26%. Lợi nhuận của của công ty đã rất thấp, cộng với việc lãi suất vay dài hạn quá cao gây khó khăn cho VNA trong việc cân đối thu chi. Hơn thế nữa, phần lớn các khoản vay dài hạn của VNA đều bằng ngoại tệ. Trong bối cảnh tiền Việt Nam ngày càng mất giá như hiện nay, VNA phải chịu rất nhiều bất lợi từ chính sách tỷ giá.
Bảng 2.3. Kết quả bán theo các khu vực thịtrường năm 2013
(Nguồn: Báo cáo HĐTV kết quả sản xuất kinh doanh 2013)
Chỉ có doanh thu bán online là vượt mức kế hoạch đề ra 117,9%, trong đó so với năm 2012 là 149,6% còn doanh thu bán ở các thịtrường đều chưa đạt được mức kế hoạch. Điều này phản ánh tiềm năng phát triển mạnh qua kênh bán online. Tuy nhiên, so với tổng doanh thu thì doanh thu bán online vẫn là một con số khá khiêm tốn (chưa đến 6%). VNA cần có các giải pháp cụ thể về sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là kênh bán online. Phát triển kênh bán online, marketing điện tử sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với mô hình bán vé qua các đại lý truyền thống, cũng tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho khách hàng, đồng thời giới thiệu, nâng cao hình ảnh của VNA trong mắt khách hàng, phần đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh.
2.2. Căn cứ xây dựng chiến lược marketing điện tử tại Tổng Công ty hàng không Việt Nam