Định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 88 - 92)

3.1.1. Xu hướng tăng trưởng, phát triển của thị trường vận tải hàng không

IATA dự báo ngành hàng không thế giới sẽ có bước tăng trưởng mạnh trong ngắn và trung hạn. Mặc dù mơi trường tài chính-kinh tế tồn cầu cịn khơng ít bất ổn song ngành hàng khơng thế giới vẫn sẽ có những bước tiến đều đặn nhờ kinh tế Mỹ trên đà hồi phục vững, khu vực đồng euro (Eurozone) dần thoát khỏi khủng hoảng và kinh tế Trung Quốc dần lấy lại nhịp độ tăng trưởng.

Theo ông Tony Tyler, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA): Sự ra đời ngày càng nhiều các hãng hàng không giá rẻ và sự gia tăng về số người thuộc tầng lớp trung lưu ở các nền kinh tế mới nổi cũng như nhu cầu đi lại bằng đường không là những nhân tố mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành hàng không thế giới trong thời gian tới. Bên cạnh đó, xu hướng kết nối tồn cầu sẽ là động lực giữ vững tốc độ tăng trưởng vận tải hàng khơng tồn cầu ở mức 5-6% bất chấp các khó khăn về kinh tế.

ASEAN là một trong các thị trường hàng không mới phát triển đầy hứa hẹn với lượng khách đi lại bằng đường không giữa châu Âu và Đông Nam Á dự báo tăng 5%/năm trong vòng 20 năm tới, mang lại cơ hội lớn cho các hãng hàng không của ASEAN.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và hấp dẫn, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng/2013 ước đạt 6.850.003 lượt khách. Theo dự đoán trước đây của IATA thì sau năm 2014, Việt Nam sẽ trở thành thị trường chuyên chở hàng hóa và hành khách phát triển nhanh thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Brazil. Theo đó, đến năm 2015, hàng không Việt Nam sẽ vận chuyển 34-36 triệu lượt khách và từ 850.000-930.000 tấn hàng, trong đó lượt hành khách đi các đường bay nội địa sẽ tăng 15%, gấp ba lần so với năm 2012. Đến năm 2019 sẽ vận chuyển 52- 59 triệu lượt khách và 1,4-1,6 triệu tấn hàng.

3.1.2. Xu hướng tăng trưởng, phát triển TMĐT

Theo báo cáo TMĐT 2013 của VECITA, các doanh nghiệp tiếp tục ưu tiên sử dụng TMĐT cho các mục tiêu chính như: mở rộng kênh xúc tiến với khách hàng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, tăng doanh số bán. Mức độ các trở ngại khi ứng dụng TMĐT như: nguồn nhân lực; môi trường pháp lý; hệ thống thanh toán điện tử; dịch vụ vận chuyển, giao nhận; an ninh mạng; nhận thức xã hội và môi trường kinh doanh liên tục giảm.

TMĐT đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh và có sự gắn kết khăng khít với cơng nghệ thơng tin và truyền thơng. Các hình thức mạng xã hội, blog, diễn đàn vẫn phát triển mạnh, thu hút một lượng lớn người Việt Nam và đóng một vai trị quan trọng trong đời sống internet. Xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục là xu hướng chung của khách hàng điện tử. Các công cụ truyền thông mới được áp dụng trong TMĐT ngày càng nhiều, đặc biệt là trong việc kết hợp với các công cụ marketing điện tử hứa hẹn môi trường TMĐT đầy sôi động trong thời gian tới.

3.1.3. Định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

3.1.3.1. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh

Mục tiêu tổng thể:

- Phấn đấu xây dựng VNA thành một tập đoàn kinh tế mạnh.

- Đến năm 2015 sẽ vượt qua Malaysia Airlines để trở thành hãng hàng không lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á (Sau Singapore Airlines và Thai Airways).

- Đến năm 2020 sẽ trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (Sau Singapore Airlines).

Mục tiêu phát triển đội bay:

Hiện tại VNA đang có 82 máy bay, dự kiến đến năm 2015 số máy bay sẽ tăng lên thành 113 máy bay và đến năm 2020 tổng số máy bay của VNA sẽ là 164 máy bay. Như vậy, theo kế hoạch, số máy bay năm 2020 sẽ gấp hơn 2 lần số máy bay hiện có. Việc tăng mạnh số máy bay nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu trở

thành hãng hàng không lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu cụ thể được cho ở bảng dưới:

(Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển – Vietnam Airlines)

Hình 3.1. Biểu đồ mục tiêu phát triển đội bay VNA đến năm 2020

Mục tiêu phát triển nhân sự:

Số nhân sự hiện có của VNA là 10.756, mục tiêu đến năm 2020 tăng lên thành 18.408 người. Việc tăng mạnh số lượng nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh khi quy mô của VNA được mở rộng.

Mục tiêu phát triển đường bay:

Hiện nay, VNA có đường bay thẳng đến 20 quốc gia, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên thành 22 quốc gia. Số đường bay thẳng của VNA là 35, dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng lên thành 44 đường bay thẳng.

3.1.3.2. Mục tiêu xây dựng chiến lược marketing điện tử

- Tăng cường thương hiệu và tương tác với cộng đồng mạng tại thị trường Việt Nam.

- Tăng cường sự hiện diện của VNA tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài.

- Tăng thị phần và khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trong khu vực và quốc tế. 20 21 23 28 30 35 56 32 37 41 48 51 55 74 18 16 16 16 20 23 34 0 50 100 150 200 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

- Tăng doanh thu của kênh bán Thương mại điện tử, và kênh bán truyền thống của VNA. Đến năm 2015, tổng doanh thu bán online sẽ bằng 10% tổng doanh thu kênh bán truyền thống.

3.1.4. Phân tích SWOT

Dựa vào các phân tích về môi trường ở chương 2, dựa vào xu hướng phát triển của ngành hàng không cũng như của TMĐT ở các phần trên, tác giả đưa ra bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của VNA như sau:

Bảng 3.1. Bảng phân tích SWOT của VNA S – Điểm mạnh

- Là hãng hàng khơng quốc gia, có thương hiệu mạnh trong nội địa và khu vực.

- Là hãng hàng không số 1 tại Việt Nam, nắm giữ trên 60% thị phần tải nội địa. - Đầu tư cho xúc tiến TMĐT mạnh - Có mạng đường bay đến các nước Internet phát triển

- Có tiềm lực tài chính mạnh mẽ

W – Điểm yếu

- Nhân lực TMĐT còn yếu.

- Cơ sở dữ liệu khách hàng còn sơ sài. - Là công ty 100% vốn nhà nước nên tính linh hoạt kém.

- Website yếu cả về giao diện lẫn tốc độ truy cập.

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn ở mức thấp hơn các hãng 4*, 5* trong khu vực.

O – Cơ hội

- Xu thế mua sắm điện tử

- Nghị định về quảng cáo điện tử, chống tin rác, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Hạ tầng TMĐT tại Việt Nam đang phát triển

- Nhu cầu khách đến Việt Nam tiếp tục dự báo tăng trưởng tốt.

- Thị trường tiềm năng với trên 90 triệu

T – Thách thức

- Các hãng hàng không ngày càng đẩy mạnh cạnh tranh.

- Nghị định về quảng cáo điện tử, chống tin rác, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Khách hàng quốc tế ngày càng khó tính.

- Việc tranh chấp quốc gia về tình hình biển đảo và vùng nhận diện hàng không

dân, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của khách hàng ngày càng cao.

sẽ ảnh hưởng nhiều đến đường bay của VNA.

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 88 - 92)