Phân tích mơi trường nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 36 - 41)

Để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, khi phân tích nội bộ doanh nghiệp, chúng ta có thể tiếp cận qua chuỗi giá trị hoặc đi phân tích các bộ phận chức năng chủ yếu trong doanh nghiệp.

1.3.3.1. Chuỗi giá trị

Doanh nghiệp cần phải có khách hàng để tồn tại và phát triển. Khi khách hàng mua một sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là họ đã chấp nhận giá trị của sản phẩm và dịch vụ đó. Giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng cao hay thấp sẽ tác động đến quyết định mua của khách hàng. Nhằm đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải phân tích các yếu tố mà doanh nghiệp sẽ khai thác để có thể tạo ra giá trị cao nhất. Khái niệm chuỗi giá trị được Michael Porter đưa ra như một cơng cụ để phân tích nội bộ doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong chuỗi giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra bao gồm hai nhóm hoạt động là các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Mỗi hoạt động trong nhóm các hoạt động này sẽ là nơi làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Hình 1.5. Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter

1.3.3.2. Phân tích các chức năng chủ yếu trong doanh nghiệp

Marketing

Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì các mối quan hệ, trao đổi với khách hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, hoạch định các chiến lược marketing phù hợp với thị trường. Thông thường, để phân tích, đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp, người ta thường tập trung vào phân tích các vấn đề cơ bản sản phẩm, khách hàng, hệ thống phân phối, hoạt động truyền thông quảng cáo… Doanh nghiệp cần phải đánh giá năng lực thực hiện hoạt động marketing qua các nội dung cụ thể.

Sản xuất

Chức năng sản xuất trong hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra như loại dịch vụ, bán thành phẩm, thành phẩm… ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành cơng của doanh nghiệp. Phân tích chức năng sản xuất là nội dụng phân tích năng lực bên trong rất quan trọng. Hoạt động sản xuất liên quan trực tiếp đến chất lượng, chi phí và giá cả sản phẩm, là những ưu thế cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm trên thị trường. Việc xác định đúng những điểm mạnh, điểm yếu trong chức năng sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp. Khi doanh nghiệp có thể tạo những sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng cao thì hoạt động của doanh nghiệp xét về tổng thể sẽ rất thuận lợi, từ hoạt động marketing đến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển có thể đưa doanh nghiệp đến thành công trong ngành nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu và phát triển đóng vai trị quan trọng trong đổi mới sản phẩm và quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc đưa ra các sản phẩm mới, bổ sung các tính năng cơng dụng cho sản phẩm hiện tại, thay đổi quy trình hoạt động… có thể giúp doanh nghiệp có những lợi thế về chi phí hay sự ưu việt trong sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khi phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp cần đánh giá những nội dung liên quan đến hoạt động này như đội ngũ nhân lực nghiên cứu, ngân sách dành cho hoạt động, hiệu quả của hoạt động thể hiện qua kết quả kinh doanh, chi phí dành cho hoạt động này…

Tài chính, kế tốn

Đối với các doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính có vai trị quan trọng trong q trình chuẩn bị thơng tin để xây dựng chiến lược. Tài chính là điều kiện cần thiết để triển khai các hoạt động chức năng khác của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn và thực hiện chiến lược

Để đánh giá về tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính tổng quát như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá kết quả kinh doanh qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…

Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính dựa trên các số liệu kế tốn. Vì vậy sự chính xác trong số liệu, sổ sách kế toán, cách xác định tỷ lệ khấu hao, xác định giá trị hàng tồn kho… cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích tình hình tài chính. Ngồi ra, đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng sẽ có tác động đến các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Việc nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính cần lưu ý đến tất cả những yếu tố này để có thể đưa ra nhận định phù hợp, chính xác.

Nhân sự

Con người ln có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và được coi là một nguồn lực quan trọng. Thông qua yếu tố con người, các khâu của quá trình quản trị chiến lược được thực hiện có chất lượng cao. Việc đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp thường dựa trên việc xác định số lượng người có năng lực, trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ, khả năng thu hút, lưu giữ và khai thác người có tài, chính sách khuyến khích và khen thưởng, hệ thống giao tiếp, vấn đề tiền lương và cách thức tuyển dụng. Đánh giá hoạt động nhân sự sẽ chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá và động viên nhân viên.

Việc tuyển dụng người lao động đáp ứng yêu cầu công việc về số lượng và chất lượng sẽ là cơ sở đảm bảo triển khai những hoạt động chức năng của doanh nghiệp. Mô tả u cầu cơng việc có được xây dựng chi tiết và rõ ràng khi thực hiện tuyển mộ hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tuyển chọn được lao động đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp có các chương trình đào tạo phù hợp cũng sẽ giúp cho việc nâng cao năng suất lao động. Ngồi ra các chính sách tiền lương, các chế độ phúc lợi, khen thưởng phù hợp cũng là những yếu tố có tác dụng động viên, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hoặc nỗ lực nâng cao hiệu quả công việc. Phong cách lãnh đạo của người quản lý cũng có tác động nhiều đến người lao động. Đánh giá tất cả các

khâu trong hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện rõ những điểm mạnh trong công tác nhân sự cũng như những hạn chế cần lưu ý.

1.3.3.3. Phân tích tổng hợp các yếu tố SWOT

Kết quả phân tích mơi trường nội bộ của doanh nghiệp sẽ là danh sách những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó những cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải mà doanh nghiệp đã nhận diện được từ việc phân tích mơi trường kinh doanh cũng đã được liệt kê. Nhiệm vụ của nhà hoạch định chiến lược là tổng hợp những kết quả phân tích mơi trường để làm cơ sở hoạch định chiến lược. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ được gọi tắt là ma trận phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Mục đích của việc phân tích này là kết hợp giữ những điểm mạnh, điểm yếu với các nguy cơ và cơ hội thích hợp, giúp doanh nghiệp tận dụng, khai thác được các cơ hội từ phía thị trường trên cơ sở phát huy những điểm mạnh của mình và hạn chế được những nguy cơ đe dọa từ môi trường.

Bảng 1.1. Bảng phân tích SWOT

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu – phương hướng phát triển kinh doanh và các phương tiện sẵn có, doanh nghiệp có thể thiết lập các kết hợp. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp giúp các nhà quản trị hình thành bốn nhóm chiến lược sau:

- Các chiến lược SO nhằm phát huy những điểm mạnh bên trong để khai thác những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược WO nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong để nắm bắt những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược ST, sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để né tranh hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoài.

- Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ, khắc phục những điểm yếu bên trong để né tránh những mối đe dọa của môi trường bên ngồi.

Phương pháp phân tích SWOT được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu và được coi là phương pháp chuẩn mực, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing điện tử tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)