Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 35 - 37)

1.2 Nội dung và quy trình xây dựng chiến lược

1.2.5 Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM

Một công cụ giúp cho việc đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược cuối cùng một cách khách quan là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM.

Bảng 1.5: Định dạng của ma trận QSPM

Các yếu tố chính

Các chiến lược có thể lựa chọn Phân

loại

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3

AS TAS AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong ….. Các yếu tố bên ngoài ….

Ghi chú: AS: Điểm hấp dẫn; TAS: Tổng số điểm hấp dẫn

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp và cộng sự, 2010, trang 203) Ma trận QSPM được xây dựng với 6 bước sau đây:

Bước 1: Liệt kê các điểm yếu, các điểm mạnh, các cơ hội, các mối nguy cơ bên cột trái của ma trận QSPM dựa vào ma trận các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài như trong ma trận EFE và IFE.

Bước 3: Nghiên cứu trong ma trận kết hợp (SWOT), xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện và ghi các chiến lược này vào các cột của ma trận QSPM.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế dựa trên khảo sát các chuyên gia.

Đánh giá điểm hấp dẫn: 1: Khơng hấp dẫn 2: Có hấp dẫn đơi chút 3: Khá hấp dẫn

Bước 5: Điểm hấp dẫn tổng kết là kết quả của việc nhân số điểm phân loại bước 2 với số điểm hấp dẫn bước 4 trong mỗi hàng. Tổng số điểm càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.

Bước 6: Tính tổng số điểm hấp dẫn cho mỗi chiến lược có thể thay thế theo cột. Mức độ chênh lệch tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược là thể hiện tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với chiến lược kia.

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp và cộng sự, 2010, trang 205)

Chiến lược có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất trong một nhóm chiến lược kết hợp sẽ được chọn là chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Kết luận chương 1: Mục đích của chương 1 là đưa ra các khái niệm cơ bản

về chiến lược kinh doanh, vai trị của chiến lược kinh doanh trong cơng ty, các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược kinh doanh, các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh của một cơng ty một cách tổng qt. Qua đó, sẽ là cơ sở lý luận để vận dụng trong việc phân tích thực trạng kinh doanh của cơng ty Sony và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty SEV ở chương sau.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SONY ELECTRONICS VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)