Các cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 59 - 61)

2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài

2.3.5 Các cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt Nam

Nam

Các cơ hội (O):

 (O1)Thị trường tiềm năng lớn: Đối với các sản phẩm tivi, số người vẫn cịn dùng tivi CRT khơng nhỏ nên đây là một thị trường tiềm năng cho kinh doanh tivi LCD. Ngoài ra, các sản phẩm điện thoại truyền thống, các máy tính để bàn vẫn cịn được sử dụng rộng rãi nên đây là cơ hội cho những chiếc điện thoại thơng minh và máy tính xách tay. Với số dân trên 87 triệu dân thì đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm điện tử phát triển, đặc biệt là khi mà hàng rào thuế quan dần dần được gỡ bỏ trong những năm qua.

 (O2)Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh: Cùng với sự phát triển hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa rất nhiều tỉnh thành trong cả nước có tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, thành phố Đà Nẳng, thành phố Cần Thơ,….. góp phần cho sự phát triển thị trường điện tử ở các đô thị mới này.

 (O3) Nhu cầu giải trí tăng nhanh: dân số trẻ, đội ngũ trí thức đơng đảo nên nhu cầu cần những sản phẩm điện tử phục vụ cho học tập, nghiên cứu, làm việc và đặc biệt là giải trí sẽ tăng cao.

 (O4) Điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện: Thu nhập bình quân trên đầu người được nâng cao trong những năm gần đây đã làm tăng tiềm lực tài chính cho người tiêu dùng rất nhiều, giúp người tiêu dùng có đủ khả năng mua các sản phẩm điện tử như mong muốn.

 (O5) Hệ thống viễn thông và truyền thông phát triển: đã được các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, .... triển khai hệ thống viễn thơng và truyền hình khắp các tỉnh thành, là cơ hội cho các thiết bị điện tử sử dụng để kết nối với hệ thống mạng trong nước và thế giới, cũng như sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp, kỹ thuật số.

 (O6) Chính trị và xã hội ổn định: Việt Nam là điểm đến đầu tư kinh doanh hấp dẫn và an toàn nhất khu vực mà các tập đoàn, tổ chức kinh tế lựa chọn trong những năm qua.

 (O7) Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ: Nhiều kỹ thuật công nghệ mới ra đời như độ phân giải Full HD, màn hình cảm ứng, công nghệ chống thấm nước, công nghệ để tuổi thọ pin dài hơn, …. đã góp phần cho sự phát triển tính năng của các sản phẩm điện tử ngày càng đa dạng.

Các nguy cơ (T):

 (T1) Áp lực cạnh tranh gay gắt: Các công ty đối thủ ngày càng lớn mạnh về cả lượng lẫn chất nên những năm gần đây nên thị trường kinh doanh sản phẩm điện tử ở Việt Nam nóng lên bởi sự cạnh tranh gay gắt với những hoạt động marketing rầm rộ, khuyến mãi lớn cộng với các dịch vụ sau bán hàng miễn phí để thu hút khách hàng.

 (T2) Chính sách thuế với hàng nhập khẩu: Khi Việt Nam gia nhập WTO và AFTA sẽ ban hành các chính sách thuế quan ưu đãi cho phù hợp thỏa hiệp hội nhập, tuy nhiên vẫn còn nhiều áp đặt về hạn ngạch cho những công ty nhập khẩu sản phẩm điện tử về kinh doanh tại thị trường Việt Nam nhằm quản lý nhập siêu trong những thời gian qua.

 (T3) Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt: Khách hàng càng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn bởi nhu cầu đời sống ngày càng được nâng cao.

 (T4) Sản phẩm mới thay thế: Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ đã giúp cho các tập đoàn cải thiện, đổi mới sản phẩm tốt hơn nên tính năng của các sản phẩm của các tập đoàn dần dần thu hẹp khoản cách khác biệt. Ngoài ra, các sản phẩm mới ra đời rất nhanh, dẫn đến các sản phẩm củ khơng cịn hợp thời. Vì vậy, những sản phẩm mới thay thế là mối nguy cơ lớn cho tất cả các sản phẩm hiện có.

2.4 Phân tích các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)