Những nhà cạnh tranh trong ngành hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 52 - 54)

2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài

2.3.2.1 Những nhà cạnh tranh trong ngành hiện tại

Từ khi gia nhập AFTA và WTO, các chính sách thuế quan được nới lỏng nhằm phù hợp với các nước trong tổ chức, vì thế các mặt hàng điện tử đã có được nhiều cơ hội để vào thị trường Việt Nam hơn nhờ vào thuế giảm, giá cả cũng giảm theo, hàng hóa được lưu thơng, giao dịch thuận tiện hơn nên càng ngày có nhiều nhà cạnh tranh xuất hiện nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Căn cứ vào thị phần sản phẩm chủ lực của Sony là tivi BRAVIA, Viao và MOBILE thì các nhà cạnh tranh quan trọng của Sony trong ngành là công ty SamSung Electronics Việt Nam, công ty Toshiba, công ty LG Electronics Việt Nam.

Công ty SamSung Electronics Việt Nam: là công ty con của tập đoàn SamSung tại Việt Nam, một đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Sony Electronics Việt Nam hiện nay. SamSung Electronics Việt Nam được hậu thuẫn của công ty mẹ về tài chính, quản lý, cơng nghệ đã chinh phục được thị trường với thị phần khá lớn và chiếm thị phần thứ hai sau Sony về các sản phẩm điện tử chủ lực là tivi. Các sản phẩm của SamSung được phân khúc ở mức giá thấp hơn so với các sản phẩm của Sony nhưng lại cao hơn so với sản phẩm của Toshiba, LG.

Năm 2011, các sản phẩm tivi SamSung giữ vị trí số 2 với 27.1% thị phần tivi trong nước, với số đơn vị bán ra là 410.565 cái với số lượng chủng loại tivi đa dạng hơn Sony về kích cỡ và công nghệ như plasma, slimfit. Trong khi đó, Sony nắm giữa vị trí số 1 với 32.4% thị phần tivi trong nước.

Năm 2012, thị phần của công ty SamSung vẫn giữ vị trị số 2 với 29.3% thị phần, tuy nhiên đã tăng thị phần lên 2.2%. Trong khi Sony năm giữa vị trị số 1 với 37.2% thị phần tivi, tăng 4.8% thị phần.

Đối với sản phẩm MOBILE, sản phẩm MOBILE của SamSung chiếm thị phần số 1 với số phần trăm thị phần rất cao là 65.3%. Các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng là SamSung Galaxy S1, S2, S3 và S4 đang được bán tại Việt Nam và là đối thủ của Xperia Z và Z1 của Sony. Với thị phần điện thoại của Sony hiện nay là 10.2%, Sony đang có nhiều cơ hội để tăng thị phần điện thoại dựa vào các mẫu điện thoại thiết kế đẹp, tính năng sử dụng tốt, giao diện thân thiện và cấu hình mạnh đã đem lại nhiều ưu thế trong việc cạnh tranh thị phần điện thoại của Sony.

Đáng chú ý là tháng 4 năm 2009, nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất trên thế giới của SamSung tại Bắc Ninh đã chính thức đi vào hoạt động với vốn đầu từ là 670 triệu USD. Đến năm 2012, SamSung đã nâng tổng vốn đầu tư vào nhà máy này lên 1.5 tỷ USD để phát triển thành khu công nghệ cao của SamSung Việt Nam với 100 triệu sản phẩm được xuất xưởng đi Châu Âu, Nga, Trung Đông và các nước Châu Á. Doanh thu xuất khẩu năm 2012 của SamSung đạt 12.7 tỷ USD, đóng góp hơn 11% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ngồi ra tháng 3 năm 2013, SamSung đã khởi cơng dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại thứ hai tại Việt Nam ở khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD để chuyên sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động, các sản phẩm cơng nghệ cao như máy tính bảng, ….. Ngồi ra, SamSung sẽ đầu tư thêm 1.2 tỷ USD cho sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp cũng như các loại linh kiện phụ kiện điện và điện tử.

Máy tính xách tay của SamSung chiếm thị phần khơng đáng kể so với thị phần máy tính xách tay của Sony.

Ngoài ra, các sản phẩm khác của SamSung cũng được người tiêu dùng ưa chuộng vì thiết kế đẹp, tính năng tốt, giá cả hợp lý như là các sản phẩm: tivi, đầu máy, dàn âm thanh tại nhà, điện thoại di động, máy tính bảng, máy chụp ảnh, máy quay phim, máy tính xách tay. Đặc biệt là các sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, lị vi sóng, máy giặt, máy điều hịa mà Sony khơng có những dịng sản phẩm này.

Cơng ty Toshiba Việt Nam: là công ty đối thủ cạnh tranh mạnh bởi giá cả tivi của Toshiba thấp hơn so với của Sony và SamSung phù hợp với những người có thu nhập cấp thấp và cấp trung. Thị phần tivi của Toshiba chiếm 11.3% của thị trường tivi trong nước, với 171.195 cái tivi trong năm 2011. Năm 2012, Toshiba chiếm 12.9% thị phần của thị trường tivi trong nước.

Các sản phẩm khác của Toshiba cũng được người tiêu dùng sử dụng vì giá cả tương đối thấp, hợp với túi tiền người tiêu dùng như các sản phẩm: Máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, máy tính xách tay.

Cơng ty LG Electronics Việt Nam: Năm 2012 LG có thị phần về sản phẩm tivi khá cao là 8.7%. Giá cả tivi LG cũng khá thấp nên được người tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp chấp nhận.

Về mảng máy tính xách tay thì LG khơng có sản phẩm nào. Tuy nhiên, lĩnh vực điện thoại thì LG đã tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam khá lâu và người tiêu dùng đã yêu chuộng những dòng điện thoại nổi tiếng như: Nexus 4, LG Optimus,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)