Giải pháp thực hiện chiến lược tái cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 90 - 94)

3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt

3.3.4 Giải pháp thực hiện chiến lược tái cơ cấu tổ chức

Tái cơ cấu các bộ phận:

o Bộ phận logistics sẽ giữ lại những nhân viên quan trọng nhằm quản lý về logistics vì các hoạt động về logistics đã được thuê công ty bên ngoài thực hiện. Các nhân viên còn lại của bộ phận logistics, một phần nhân viên đủ khả năng sẽ chuyển sang các bộ phận xuất nhập khẩu của công ty SEV, các nhân viên cịn lại thì chuyển nhượng cho các cơng ty thuê bên ngoài.

o Bộ phận bán hàng: phân cơng mỗi một chủng loại sản phẩm sẽ có 1 người chịu trách nhiệm quản lý chính và 2 quản lý sản phẩm ở miền Nam và miền Bắc nhằm quản lý sản phẩm một cách tốt nhất.

o Bộ phận tiếp thị: Mỗi chủng loại sản phẩm sẽ phân công một nhân viên chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị sản phẩm điện tử ra thị trường tiêu dùng.

o Thành lập bộ phận bán hàng mảng IT nhằm tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng của Sony như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thơng minh. Bộ phận này sẽ là bộ phận quan trọng nhất cho SEV phát triển sau này, vì thế, nguồn nhân lực giỏi sẽ được tập trung vào bộ phận bán hàng mảng IT này.

Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự: Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao khả

năng làm việc chuyên nghiệp cho tất cả các nhân viên. Các lớp tập huấn như:

o Lớp cải thiện kỹ năng trình bày thảo luận mỗi năm 1 lần với mục tiêu xây dựng các bài diễn thuyết ấn tượng, nâng cao khả năng lên chương trình cho một buổi diễn thuyết một cách chun nghiệp. Ngồi ra, cịn nâng cao khả năng cấu trúc lại tất cả những diễn thuyết, thuyết trình sao cho hợp lý với từng đối tượng người nghe, với nhiều bài học lý thuyết và các bài học thực hành để các nhân viên trình bày. Sau đó, giáo viên sẽ nhận xét và nhấn mạnh các điểm yếu, điểm mạnh của từng nhân viên nhằm phát huy ưu điểm và cải thiện khuyết điểm.

o Lớp xử lý các vấn đề và đưa ra quyết định: đặt tình huống các vấn đề có thể xẩy ra, các học viên sẽ được học các kỹ năng để xử lý tình huống với hiệu quả cao nhất có thể. Ngồi ra, giúp các nhân viên cũng có thể nhân diện các nguyên nhân của các vấn đề, nhằm đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất và có thể ngăn ngừa vấn đề xẩy ra. Lớp giới thiệu các lý thuyết căn bản về xử lý vấn đề và đưa ra quyết định với nhiều ví dụ sinh động, dễ hiểu.

o Lớp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Các kỹ năng trao đổi với các công ty đối tác, nhân viên trong công ty qua các buổi họp, qua điện thoại, họp qua mạng, đưa ra các thảo luận, các thỏa thuận một cách hiệu quả nhất.

o Lớp nâng cao kỹ năng viết thư điện tử: cấu trúc của thư điện tử hay văn bản cần phải đảm bảo đúng thông tin cần truyền đạt, làm thế nào để chọn từ phù hợp cho từng loại thư điện tử hoặc văn bản, điều chỉnh kỹ năng viết thư điện tử theo từng đề tài, từng đối tượng đọc cho phù hợp.

Ngoài ra, tổ chức các lớp nâng cao trình độ của các nhà quản lý trong công ty thông qua các lớp tập huấn như:

o Lớp làm chủ năng lực xúc cảm trong công việc: giúp nâng cao khả năng tương tác hiệu quả nhất với mọi đối tượng tích cực, tiêu cực. Lớp huấn luyện này giúp người quản lý có thể làm chủ cảm xúc khi làm việc với mọi người xung quanh, giúp mối quan hệ với mọi người được tốt hơn trong đời sống cũng như trong công việc. Sẽ tạo ra một tổ chức gắn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và thực hiện tốt mọi công việc được giao.

o Lớp tiến trình cần thiết cho lãnh đạo: Giúp người quản lý học được cách như thế nào để nhận diện và phân tích được các vấn đề và nguyên nhân của nó tại nơi làm việc. Qua đó, sẽ có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với những giải pháp cụ thể, kịp thời, linh động để xử lý các vấn đề trong mọi tình huống xẩy ra.

Nâng cao kỹ năng bán hàng:

o Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng bán hàng cho các nhân viên bán hàng 3 lần trong năm vào các tháng 3, tháng 7 và tháng 11.

o Thành lập nhóm chuyên gia để theo dõi các kỹ năng bán hàng của các nhân viên, nhằm đưa ra những giải pháp cải thiện kỹ năng của các nhân viên này. Nhóm chuyên gia sẽ đi đến những cửa hàng ở các tỉnh thành trọng điểm quan sát, tìm hiểu ngun nhân, phân tích tình hình, đưa ra các giải pháp bán hàng tốt nhất tùy theo văn hóa vùng miền.

o Tổ chức các cuộc thi về kỹ năng bán hàng giỏi nhất của các nhân viên bán hàng nhằm cho các nhân viên bán hàng thấy được những yếu tố tạo nên sự thành công trong bán hàng.

Cải thiện môi trường làm việc:

Mỗi nhân viên SEV phụ trách một chủng loại sản phẩm ở một hoặc nhiều cửa hàng, sau một năm, sẽ hốn đổi vị trí với nhau nhằm thay đổi mơi trường làm việc và kích thích khả năng tư duy, khả năng nắm bắt thị trường.

Các nhân viên có thể được quyền chuyển vị trí giữa các bộ phân cơng ty với nhau với điều kiện là nhân viên trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng tương ứng trong bộ phận mà nhân viên muốn chuyển đổi.

Các nhân viên bán hàng ở các đại lý sẽ được luân chuyển sau 1 năm làm việc, mục đích nhằm tạo điều kiện cho nhân viên bán hàng có thể thấy mới mẻ trong môi trường làm việc, không bị ù lì, nhàm chán nếu làm việc cố định tại một cửa hàng.

Nâng cao chế độ phúc lợi:

o Cập nhật các thơng tin về mặt bằng lương trung bình ở thị trường Việt Nam nhằm điều chỉnh, tăng lương phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động.

o Đóng các bảo hiểm AON cho tất cả người thân trong gia đình như vợ, chồng, con của nhân viên nhằm tạo sự an toàn và an tâm cho nhân viên làm việc và cống hiến cho công ty.

o Hỗ trợ nhân viên về vay vốn ngân hàng đối với các nhân viên khó khăn, chưa có chổ ở ổn định để mua nhà nhằm ổn định cuộc sống.

o Trao một số suất học bổng cho con em nhân viên đạt được thành tích xuất sắc trong một năm học.

o Tăng các khoản phụ cấp cho cơng tác phí đối với các nhân viên thường xuyên đi công tác xa nhằm nâng cao mức sống và điều kiện cho những người công tác, một phần nào bù đắp về tinh thần, sức khỏe cũng như vật chất cho những tổn thất khi đi cơng tác xa gia đình.

Cải thiện hệ thống đánh giá nhân viên:

o Ngoài việc áp dụng các hệ thống đánh giá PA và MBO thì áp dụng các chương trình cải thiện khả năng của nhân viên thông qua việc đặt mục tiêu cải thiện bản thân với các kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kỹ năng giúp ích cho cơng việc theo từng năm, lên kế hoạch để thực hiện trong năm. Đánh giá việc thực hiện chương trình cải thiện bản thân của từng nhân viên theo hai lần trong 1 năm vào tháng 4 và tháng 11.

o Thực hiện các chương trình ghi nhận kết quả hoạt động, những biến cố, phân tích nguyên nhân và các giải pháp đã dùng. Từ đó, sẽ làm cơ sở cho những nhân viên khác học hỏi, rút kinh nghiệm, chia sẽ các kiến thức qua các tình huống cụ thể đó và đánh giá năng lực của từng nhân viên một cách chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)