Dự báo nhu cầu sản phẩm điện tử đến năm 2020 thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 74 - 77)

3.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt Nam đến năm 2020

3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu

Các sở sở xác định mục tiêu bao gồm:

 Sứ mạng của công ty Sony Electronics Việt Nam  Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

 Cơ cấu thu nhập bình quân trên đầu người, dự báo tăng trưởng sản phẩm tương lai.

3.1.1.1 Sứ mạng của công ty SEV

Sứ mạng của công ty Sony Electronics Việt Nam: là luôn tiên phong cung cấp đến khách hàng những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất, chất lượng cao và đẳng cấp góp phần làm cho cuộc sống người Việt Nam phong phú hơn.

3.1.1.2 Dự báo nhu cầu sản phẩm điện tử đến năm 2020

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu sản phẩm điện tử đến năm 2020 thị trường Việt Nam Nam (Đơn vị: 1.000 cái) Sản phẩm/ Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tivi 1850 1997 2137 2266 2379 2474 2548 2599 Máy tính xách tay và máy tính bảng 823 922 1032 1156 1295 1450 1624 1819

Điện thoại thông

minh 6521 8803 9992 12899 15479 17801 21361 25634

Điện thoại 11200 10875 9472 8250 7186 6259 6078 5901

(Nguồn: Dự báo nhu cầu sản phẩm điện tử của GFK- năm 2012)

Các sản phẩm tivi hiện nay trên thị trường Việt Nam tăng trưởng cao hơn 110%, tuy nhiên, theo như xu hướng của thế giới hiện nay thì tivi trên tồn cầu đang

dần bảo hịa, vì thế những năm sau nay, tỉ lệ tăng trưởng sản phẩm tivi ở Việt Nam cũng có xu hướng giảm theo như dự báo của GFK ( bảng 3.1). Hiện nay, các sản phẩm máy tính xách tay và máy tính bảng có xu hướng tăng nhanh với tỉ lệ không dưới 112% mỗi năm cho đến năm 2020. Về sản phẩm điện thoại thì điện thoại thông minh hiện nay tăng 135% mỗi năm, sẽ còn tăng hơn mức 120% cho đến năm 2020, cịn điện thoại thơng thường sẽ giảm theo từng năm với tỉ lệ giảm không dưới 5% theo dự báo của GFK năm 2012.

Năm 2012, thu nhập bình quân trên đầu người là 1400 USD, theo dự báo của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam sẽ đạt thu nhập bình quân trên đầu người là 3000 USD vào năm 2020. Điều này chứng tỏ rằng tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong 7 năm tới, như vậy, nhu cầu về các sản phẩm điện tử cũng tăng cao. Đây chính là cơ hội cho các công ty như SEV phát triển kinh doanh sản phẩm điện tử trong tương lai ở Việt Nam.

3.1.1.3 Chiến lược hiện nay của công ty SEV

 Chiến lược phát triển thị trường: Vì cơng ty SEV mới trở thành công ty 100% vốn của Sony từ năm 2008, nên công ty đã tập trung chiến lược phát triển thị trường nhằm đưa các sản phẩm của Sony đến người tiêu dùng trên cả nước.

 Chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao: Đã từ lâu, sản phẩm của Sony ln là sản phẩm có chất lượng cao, vì thế duy trì chiến lược phát triển sản phẩm có chất lượng cao là một chiến lược không thể thiếu trong giai đoạn này.

 Chiến lược hội nhập về phía trước: Vì thời gian qua mới vừa tách ra thành công ty SEV riêng hoạt động độc lập nên SEV thực hiện chiến lược tăng quyền kiểm soát với các đại lý phân phối và các nhà bán hàng ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty đối thủ cạnh tranh.

3.1.2 Mục tiêu dài hạn giai đoạn 2013-2020

 Cung cấp các sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

 Đưa công ty Sony Electronics Việt Nam lên vị trí quan trọng số 1 và duy trì vị trí dẫn đầu của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

3.1.3 Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2013-2020

 Giữ vững thị phần số 1 đối với các sản phẩm chủ lực như: tivi BRAVIA, máy quay phim, thiết bị truyền hình, dàn âm thanh tại nhà.

 Mở rộng thị phần các sản phẩm về IT như máy tính xách tay chiếm vị trí số 1, mở rộng thị phần điện thoại di động chiếm 30% (hiện tại là 10.2%) và máy tính bảng.

 Phát triển các chương trình, dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem lại lợi ích cho người tiêu dùng các sản phẩm điện tử của Sony.

 Doanh thu tăng hằng năm trên 130%. Cụ thể năm 2013 doanh thu mục tiêu là 139%.

 Dẫn đầu về doanh thu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương

3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt Nam giai đoạn 2013-2020 Việt Nam giai đoạn 2013-2020

3.2.1 Xây dựng các chiến lược bằng ma trận SWOT

3.2.1.1 Ma trận SWOT

Qua những phân tích thực trạng đã cho thấy các cơ hội và nguy cơ của mơi trường bên ngồi, các điểm mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong, đây là cơ sở cho xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty SEV thông qua ma trận SWOT. Các chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên sự kết hợp của điểm mạnh và cơ hội, điểm mạnh và thử thách, điểm yếu và cơ hội, điểm yếu và thử thách như bảng 3.2 sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)