Hoạt động marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 65)

Các nhân tố của hoạt động marketing bao gồm: sản phẩm, giá, phân phối và khuyến mãi.

Sản phẩm: Các sản phẩm điện tử của Sony có đặc điểm nổi bật về chất lượng và dẫn đầu về công nghệ. Các sản phẩm điện tử của Sony có tính kết nối hệ thống rất đa dạng với các thiết bị khác thành một hệ thống thơng tin hồn hảo cho người tiêu dùng, đó là điểm khác biệt đối với tất cả các dòng sản phẩm của Sony. Các sản phẩm của Sony có thể kết nối thành một mạng giải trí một cách dễ dàng như: máy quay phim HD, máy chụp hình có thể nối trực tiếp để hiển thị trên tivi, điện thoại Xperia có thể sử dụng để truyền dữ liệu hoặc phim ảnh qua tivi với tốc độ cao.

Giá cả: Chiến lược về giá của Sony đang thực hiện ở phân khúc giá cao, đẳng cấp, sử dụng công nghệ tiên tiến. Thông qua các thông tin về giá cả thị trường đã được SEV mua từ công ty khảo sát thị trường GFK và các dự đoán tương lai mà SEV sẽ có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh sản phẩm nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Trong đó, sản phẩm tivi Sony vẫn định giá ở phân khúc cao nhất cho các chủng loại sản phẩm tivi. Tuy nhiên, từ năm 2011,

chiến lược về giá của các sản phẩm điện tử của Sony cũng có phần thay đổi giảm giá để phù hợp với thị trường và nâng cao sức cạnh tranh về giá so với các đối thủ.

Hậu mãi: Công ty thực hiện các chế độ bảo hành, dịch vụ sửa chữa nhanh tại nhà và được bố trí trên hầu hết các tỉnh thành trọng điểm. Hiện tại có 81 trạm bảo hành ủy quyền trải rộng khắp các tỉnh trên cả nước tăng 15.7% so với năm 2011, vì thế cơng tác quản lý, kiểm sốt các trạm bảo hành ủy quyền này cực kỳ quan trọng nhằm giảm nguy cơ mất uy tín trong các chế độ sau bán hàng. Tuy nhiên, hiện tại cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy quyền này còn lỏng lẻo đã xẩy ra nhiều vụ việc thay đổi thiết bị không hợp lý vì chưa hư thật sự.

Bảng 2.10: Sự phân bố đại lý theo tỉnh thành

Tỉnh thành Số đại lý Hồ Chí Minh 64 Hà Nội 54 Quảng Nam 17 Đồng Nai 10 Quảng Ngãi 10 Cần Thơ 9 Hải phòng 7 Đà Nẵng 6 Dak Lak 6 Quảng Ninh 6 Và các tỉnh thành còn lại 97

(Nguồn: Báo cáo của phịng bán hàng năm tài chính 2012)

Phân phối: Các hệ thống kênh phân phối hiện nay trải rộng khắp 53 tỉnh thành với tổng 286 đại lý chính thức tăng 10% so với năm 2011.

Theo số liệu các đại lý ở các tỉnh thành, đại lý của SEV chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn, tỉnh lớn đang phát triển, do vậy, các tỉnh cịn lại là những nơi có tiềm năng khai thác, mở rộng các đại lý ở đây trong khi ở các tỉnh thành lớn đã gần như phát triển ổn định.

Các kênh phân phối chủ yếu là các kênh phân phối trực tiếp vì vậy việc giao dịch bán hàng trực tiếp với khách hàng đặc biệt quan trọng và phổ biến khi kinh doanh các sản phẩm điện tử đòi hỏi mức độ tác động, giao tiếp giữa người bán và

người mua cao. Vì thế, SEV sử dụng kênh phân phối này đã tương tác được với người tiêu dùng thông qua những người bán hàng ở các đại lý. Mỗi một nhân viên bán hàng của cơng ty phải có trách nhiệm quản lý các đại lý bán hàng này, theo dõi thông tin , nguyện vọng cũng như nhu cầu của khách hàng và báo cáo cho bộ phân quản lý bán hàng nhằm có những đáp ứng và chiến lược phù hợp. Các kênh phân phối được trải rộng khắp trên cả nước thông qua các trung tâm điện máy và các trung tâm trưng bày sản phẩm của Sony.

Cơ chế quản lý các đại lý là mỗi nhân viên bán hàng của SEV sẽ quản lý một hoặc nhiều đại lý, sau một năm sẽ hốn đổi vị trí quản lý giữa các nhân viên một lần nhằm để tất cả các nhân viên bán hàng có cơ hội tiếp cận thực tế các thị trường và nắm bắt các hoạt động ở các đại lý tốt hơn. Các đại lý sẽ cử người bán hàng đại diện của đại lý để họp hằng tuần với nhân viên bán hàng trực thuộc tại văn phịng đại diện của cơng ty SEV để nắm bắt tình hình kinh doanh, thị hiếu của khách hàng cũng như việc phổ biến các sản phẩm mới cho các đại lý.

Bộ phận logistics của SEV cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng các sản phẩm đến các đại lý trên toàn quốc. Hiện tại, số người làm ở khâu logistics là 10 người, nhưng số người quản lý là 6 người, nên đã nẩy sinh nhiều vấn đề trong điều hành và thực hiện các công việc nhập hàng, lưu kho, phân phối hàng hóa đến các đại lý. Sự chồng chéo trong quản lý của bộ phận Logistics đã làm giảm hiệu quả công việc và chậm các tiến trình của cơng việc nên đã bị những đại lý than phiền rất nhiều vì hàng hóa giao trễ so với ngày hẹn.

Đối với dòng sản phẩm điện thoại của Sony, SEV đã không thông qua các cơng ty phân phối điện thoại nữa vì phải mất 2 ngày mới đến được các đại lý. SEV phân phối trực tiếp đến các đại lý nên thời gian chỉ còn 1 ngày, rút ngắn được thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện thoại ngày càng tăng như hiện nay.

Năm 2012, hàng hóa được nhập từ Malaysia về Việt Nam bằng đường biển và được nhập vào kho ở Thành phố Hồ Chí Minh mất 7 ngày, sau đó hàng hóa được di chuyển đến Hà Nội mất thêm 4 ngày là 11 ngày. Nhưng sau đó, SEV đã thiết lập

nhập hàng từ Malaysia trực tiếp về Hà Nội, thời gian chỉ mất 9 ngày, rút ngắn được thời gian và chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa đến Hà Nội.

Khuyến mãi:

 Quảng cáo: các sản phẩm của Sony trên các kênh truyền hình, trên báo giấy như Tuổi trẻ, Thanh niên, Hà Nội mới, Lao động, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. Trên các trang website của Vnexpress.net, 24h, dân trí, mp3.zing, số hóa, mạng lưới của Google, các trang công nghệ tin tức và giải trí khác…Ngồi ra, các bảng quảng cáo sản phẩm của Sony còn được treo trên các nơi công cộng của các tỉnh thành lớn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội với những lời nhắn gửi ý nghĩa và sinh động.

Thông qua các đại lý ở các tỉnh thành, SEV đã tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm ở các đại lý bằng trang trí, bố trí các bảng quảng cáo, các chương trình làm mới sản phẩm thông qua các thông điệp về sản phẩm. Ngoài ra, SEV cũng tổ chức các ngày L-DAY để trang trí các cửa hàng của Sony tại các địa lý thêm hấp dẫn, mới lạ kèm theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Các chương trình L-DAY này được tổ chức mỗi năm 4 lần vào tháng 5, tháng 9, tháng 12 và tháng Tết âm lịch.

 Các hoạt động kèm bán hàng: Rút thăm trúng thưởng, thư tín điện tử, dịch vụ cao cấp VAIO, các khóa huấn luyện miễn phí cho các sản phẩm, ưu đãi tháng sinh nhật, gói bảo hành mở rộng.

 Các hoạt động tài trợ: Sony tài trợ cho bóng đá FIFA, tài trợ các chương trình vì trẻ em khuyết tật, tham gia và tài trợ các chương trình quỹ từ thiện Terry Fox hằng năm. Ngoài ra, SEV cịn tổ chức các khóa huấn luyện tìm hiểu khoa học như lắp ráp loa và lắp ráp thiết bị ghi âm cho các em học sinh bậc phổ thơng trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

2.4.5 Văn hóa cơng ty

Cơng ty SEV là cơng ty có văn hóa cơng ty độc đáo vừa mang đậm văn hóa cơng ty Nhật và văn hóa cơng ty Việt Nam, đó là sự kết hợp giữa hai văn hóa để phát huy sức mạnh tồn diện của cơng ty một cách triệt để nhất.

Tiền thân của SEV hiện nay là công ty VTB liên doanh với công ty Sony, trong đó VTB là cơng ty mang đậm nét văn hóa cơng ty nhà nước, cịn cơng ty Sony mang đậm văn hóa của Nhật. Về quản lý, SEV có phong cách quản lý của các cơng ty Nhật là mỗi bộ phận đều có người quản lý người Nhật quản lý, tất cả các quy trình quản lý, quy trình hoạt động đều được quy định rõ ràng và có lưu trữ bằng các văn bản.

2.4.6 Ứng dụng công nghệ thông tin

Trong quản lý nhân sự, SEV đã sử dụng các trang mạng điện tử của Sony Đông Nam Á như iHR dùng để: lưu trữ các thơng tin cá nhân, kiểm sốt giờ giấc làm việc của nhân viên, đăng ký các chế độ nghỉ phép, đăng ký hưởng các chế độ phúc lợi. Tất cả các hoạt động liên quan đến đăng ký, chấp thuận đều được thực hiện trên iHR nên rất nhanh chóng và tiện lợi vì hệ thống iHR sẽ gửi email tự động đến những người liên quan nhằm nhắc nhở thực hiện các bước cần thiết của hệ thống.

Trong quản lý kế hoạch và điều hành, SEV sử dụng PAWS của Sony Đông Nam Á để quản lý đăng ký MBO, đăng ký duyệt các yêu cầu xin lắp đặt thiết bị, yêu cầu mua hàng, yêu cầu thanh tốn các khoản chi phí, …. Tất cả các nhân viên sử dụng mã số nhân viên của mình để vào hệ thống nhằm thực hiện tra cứu, đăng ký, ký duyệt dù ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào.

Các phần mềm quản lý hàng hóa của Sony Đơng Nam Á cũng được dùng để quản lý hàng hóa nhập kho, tồn kho, hàng hóa bán ra, số lượng các mặt hàng, …. Nhằm hỗ trợ cho các phịng ban có được các số liệu tin cậy và tức thời để có kế hoạch nhập hàng, xuất hàng cũng như bán hàng hợp lý.

2.4.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE

Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE sử dụng phương pháp chuyên gia như sau: Từ các phân tích về các yếu bên trong trên, đưa ra 16 yếu tố bên trong, sau đó kết hợp với sự tham khảo ý kiến chuyên gia để loại bỏ các yếu tố khơng phù hợp cịn lại 14 yếu tố bên trong (Phụ lục 2).

Bảng 2.11: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Số thứ

tự Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Điểm phân loại Điểm quan trọng Các điểm mạnh 1 Thị phần Sony lớn 0.10 4 0.40 2 Sản phẩm có chất lượng cao và đẳng cấp 0.10 3 0.30 3 Chiến lược Marketing của Sony mạnh 0.09 4 0.36

4 Khả năng tài chính mạnh 0.07 2 0.14

5 Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giỏi, giàu

kinh nghiệm 0.07 3 0.21

6 Các công tác dự báo và phản ứng với thị

trường năng động và chính xác 0.07 2 0.14

7 Hệ thống phân phối và hệ thống chăm

sóc khách hàng rộng khắp và mạnh 0.09 3 0.27

8 Hệ thống thông tin nhạy bén 0.07 3 0.21

Các điểm yếu

9 Chiết khấu cho đại lý chưa cao 0.06 2 0.12

10 Các nhân viên bán hàng chưa thật sự nhiệt tình và thiếu kỹ năng ứng xử bán hàng chuyên nghiệp

0.07 3 0.21

11 Cơ chế quản lý công ty theo phong cách

Nhật 0.04 2 0.08

12 Cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy

quyền chưa tốt 0.05 2 0.10

13 Khâu logistics của cơng ty cịn chậm 0.06 3 0.18

14 Giá sản phẩm cao 0.06 2 0.12

1.00 2.84

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ phương pháp chuyên gia – Phụ lục 5)

Sau đó, tiến hành khảo sát 30 người bao gồm cả chuyên gia để rút ra được mức độ quan trọng và phân loại cho từng yếu tố (Phụ lục 3).

Kết quả sau cùng sẽ được làm tròn số bằng cách: Nếu là phần số lẻ nhỏ hơn 0.5 thì sẽ bỏ phần số lẻ; Nếu là phần số lẻ lớn hơn 0.5 sẽ được làm trịn số. Từ đó, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong được xây dựng có kết quả như bảng 2.11.

Theo kết quả của bảng 2.11 thì tổng số điểm đạt được của cơng ty SEV trong ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2.84 cao hơn mức trung bình 2.5. Chứng tỏ rằng nội bộ công ty khá là mạnh bởi nguồn nhân lực, tài chính, hoạt động marketing, yếu tố công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục để hạn chế các tổn thất trong cạnh tranh.

2.4.8 Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty Sony Electronics Việt Nam

Các điểm mạnh (S):

 (S1) Thị phần Sony lớn: Trong 5 năm qua, các thị phần của các sản phẩm lớn như tivi, máy quay phim, thiết bị truyền hình của Sony ln luôn chiếm thị phần số 1.

 (S2) Sản phẩm có chất lượng cao và đẳng cấp: như các sản phẩm tivi, máy chụp hình, quay phim, máy tính xách tay, …. đã được người tiêu dùng ở Việt Nam và thế giới tín nhiệm.

 (S3) Chiến lược marketing của Sony mạnh: Sony đã thực hiện các chiến lược quảng cáo rầm rộ trên các kênh truyền hình, tung ra các sản phẩm mới với tính năng vượt trội, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn ở các kỳ bán hàng lớn như Tết, hè, các mùa bóng đá, mùa hội thể thao.

 (S4) Khả năng tài chính mạnh: Mặt dù những năm qua tập đoàn Sony lỗ liên tục, nhưng tập đoàn vẫn có chính sách tài chính an tồn nhằm đảm bảo hỗ trợ và ưu tiên hàng đầu để phát triển 4 cơng ty con của tập đồn trong đó có cơng ty SEV tại Việt Nam.

 (S5) Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm: Các lãnh đạo công ty được tập đoàn giao nhiệm vụ dẫn dắt công ty SEV với nhiều năm kinh nghiệm ở các nước khu vực. Các nhân viên giàu kinh nghiệm làm lâu năm từ khi liên doanh với VTB vẫn gắn bó với cơng ty ở những vị trí chủ chốt.

 (S6) Các công tác dự báo và phản ứng với thị trường năng động và chính xác: Cơng ty thực hiện các thu thập số liệu kinh doanh, các dự báo của tập đoàn, dự báo của các tổ chức tài chính nhằm có những chính sách thích hợp cho mọi tình huống. Ngồi ra, SEV còn mua các số liệu thống kê và dự báo về kinh doanh sản phẩm điện tử ở thị trường Việt Nam của công ty GFK để làm cơ sở cho các chiến lược và chính sách của cơng ty.

 (S7) Hệ thống phân phối và hệ thống chăm sóc khách hàng rộng khắp và mạnh: với hệ thống kênh phân phối rộng khắp đã giúp công ty SEV đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh giành lấy thị phần số một.

 (S8) Hệ thống thông tin nhạy bén: Hệ thống thông tin kết nối với tập đồn mạnh, cũng như hệ thống thơng tin trong nước rất chặt chẽ. Các số liệu kinh doanh được cập nhật vào hệ thống của SEV hằng tuần, từng đại lý, từng khu vực với tổng kết số liệu hằng tháng.

Các điểm yếu (W):

 (W1) Chiết khấu cho đại lý chưa cao: hiện nay, SEV là công ty có chiết khấu cho đại lý thấp nhất so với các công ty đối thủ cạnh trạnh. Đây cũng là điểm yếu cần khắc phục.

 (W2) Các nhân viên bán hàng chưa thật sự nhiệt tình và thiếu kỹ năng ứng xử bán hàng chuyên nghiệp: Vì các nhân viên bán hàng còn rất trẻ và chỉ qua các lớp huấn luyện, nên kinh nghiệm thực tế và kỹ năng chưa cao đặc biệt là thái độ phục vụ của đa số các nhân viên bán hàng chưa được ân cần và lịch sự.  (W3) Cơ chế quản lý công ty theo phong cách Nhật: Cơ chế quản lý theo

phong cách Nhật ở SEV rất nhiều thủ tục giấy tờ và trình tự các phê duyệt rất mất thời gian nên đây cũng là điểm yếu gây mất thời gian, dễ đánh mất nhiều cơ hội.

 (W4) Cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy quyền chưa tốt: Hiện nay, các đại lý bảo hành của SEV đã th các cơng ty bên ngồi thực hiện bảo hành, nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)