Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 70 - 74)

Số thứ

tự Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Điểm phân loại Điểm quan trọng Các điểm mạnh 1 Thị phần Sony lớn 0.10 4 0.40 2 Sản phẩm có chất lượng cao và đẳng cấp 0.10 3 0.30 3 Chiến lược Marketing của Sony mạnh 0.09 4 0.36

4 Khả năng tài chính mạnh 0.07 2 0.14

5 Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giỏi, giàu

kinh nghiệm 0.07 3 0.21

6 Các công tác dự báo và phản ứng với thị

trường năng động và chính xác 0.07 2 0.14

7 Hệ thống phân phối và hệ thống chăm

sóc khách hàng rộng khắp và mạnh 0.09 3 0.27

8 Hệ thống thông tin nhạy bén 0.07 3 0.21

Các điểm yếu

9 Chiết khấu cho đại lý chưa cao 0.06 2 0.12

10 Các nhân viên bán hàng chưa thật sự nhiệt tình và thiếu kỹ năng ứng xử bán hàng chuyên nghiệp

0.07 3 0.21

11 Cơ chế quản lý công ty theo phong cách

Nhật 0.04 2 0.08

12 Cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy

quyền chưa tốt 0.05 2 0.10

13 Khâu logistics của cơng ty cịn chậm 0.06 3 0.18

14 Giá sản phẩm cao 0.06 2 0.12

1.00 2.84

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ phương pháp chuyên gia – Phụ lục 5)

Sau đó, tiến hành khảo sát 30 người bao gồm cả chuyên gia để rút ra được mức độ quan trọng và phân loại cho từng yếu tố (Phụ lục 3).

Kết quả sau cùng sẽ được làm tròn số bằng cách: Nếu là phần số lẻ nhỏ hơn 0.5 thì sẽ bỏ phần số lẻ; Nếu là phần số lẻ lớn hơn 0.5 sẽ được làm trịn số. Từ đó, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong được xây dựng có kết quả như bảng 2.11.

Theo kết quả của bảng 2.11 thì tổng số điểm đạt được của cơng ty SEV trong ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2.84 cao hơn mức trung bình 2.5. Chứng tỏ rằng nội bộ công ty khá là mạnh bởi nguồn nhân lực, tài chính, hoạt động marketing, yếu tố công nghệ và ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Tuy nhiên cũng cịn nhiều điểm yếu cần khắc phục để hạn chế các tổn thất trong cạnh tranh.

2.4.8 Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty Sony Electronics Việt Nam

Các điểm mạnh (S):

 (S1) Thị phần Sony lớn: Trong 5 năm qua, các thị phần của các sản phẩm lớn như tivi, máy quay phim, thiết bị truyền hình của Sony luôn luôn chiếm thị phần số 1.

 (S2) Sản phẩm có chất lượng cao và đẳng cấp: như các sản phẩm tivi, máy chụp hình, quay phim, máy tính xách tay, …. đã được người tiêu dùng ở Việt Nam và thế giới tín nhiệm.

 (S3) Chiến lược marketing của Sony mạnh: Sony đã thực hiện các chiến lược quảng cáo rầm rộ trên các kênh truyền hình, tung ra các sản phẩm mới với tính năng vượt trội, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn ở các kỳ bán hàng lớn như Tết, hè, các mùa bóng đá, mùa hội thể thao.

 (S4) Khả năng tài chính mạnh: Mặt dù những năm qua tập đoàn Sony lỗ liên tục, nhưng tập đồn vẫn có chính sách tài chính an tồn nhằm đảm bảo hỗ trợ và ưu tiên hàng đầu để phát triển 4 công ty con của tập đồn trong đó có cơng ty SEV tại Việt Nam.

 (S5) Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm: Các lãnh đạo công ty được tập đoàn giao nhiệm vụ dẫn dắt công ty SEV với nhiều năm kinh nghiệm ở các nước khu vực. Các nhân viên giàu kinh nghiệm làm lâu năm từ khi liên doanh với VTB vẫn gắn bó với cơng ty ở những vị trí chủ chốt.

 (S6) Các cơng tác dự báo và phản ứng với thị trường năng động và chính xác: Cơng ty thực hiện các thu thập số liệu kinh doanh, các dự báo của tập đoàn, dự báo của các tổ chức tài chính nhằm có những chính sách thích hợp cho mọi tình huống. Ngồi ra, SEV còn mua các số liệu thống kê và dự báo về kinh doanh sản phẩm điện tử ở thị trường Việt Nam của công ty GFK để làm cơ sở cho các chiến lược và chính sách của cơng ty.

 (S7) Hệ thống phân phối và hệ thống chăm sóc khách hàng rộng khắp và mạnh: với hệ thống kênh phân phối rộng khắp đã giúp công ty SEV đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh giành lấy thị phần số một.

 (S8) Hệ thống thông tin nhạy bén: Hệ thống thông tin kết nối với tập đoàn mạnh, cũng như hệ thống thông tin trong nước rất chặt chẽ. Các số liệu kinh doanh được cập nhật vào hệ thống của SEV hằng tuần, từng đại lý, từng khu vực với tổng kết số liệu hằng tháng.

Các điểm yếu (W):

 (W1) Chiết khấu cho đại lý chưa cao: hiện nay, SEV là cơng ty có chiết khấu cho đại lý thấp nhất so với các công ty đối thủ cạnh trạnh. Đây cũng là điểm yếu cần khắc phục.

 (W2) Các nhân viên bán hàng chưa thật sự nhiệt tình và thiếu kỹ năng ứng xử bán hàng chun nghiệp: Vì các nhân viên bán hàng cịn rất trẻ và chỉ qua các lớp huấn luyện, nên kinh nghiệm thực tế và kỹ năng chưa cao đặc biệt là thái độ phục vụ của đa số các nhân viên bán hàng chưa được ân cần và lịch sự.  (W3) Cơ chế quản lý công ty theo phong cách Nhật: Cơ chế quản lý theo

phong cách Nhật ở SEV rất nhiều thủ tục giấy tờ và trình tự các phê duyệt rất mất thời gian nên đây cũng là điểm yếu gây mất thời gian, dễ đánh mất nhiều cơ hội.

 (W4) Cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy quyền chưa tốt: Hiện nay, các đại lý bảo hành của SEV đã th các cơng ty bên ngồi thực hiện bảo hành, nên khâu quản lý các cơng ty bên ngồi thực hiện đúng chất lượng bảo hành của Sony đang là vấn đề khó bởi các cơng ty bảo hành bên ngoài chỉ thực hiện bảo

hành sao cho họ thu nhiều về nhiều lợi nhuận hơn là quan tâm đến uy tín của Sony.

 (W5) Khâu logistics của cơng ty cịn chậm: Các khâu nhập hàng, vận chuyển, phân phối hàng hóa đến các đại lý và người tiêu dùng còn chậm chạp. Chưa đáp ứng tốt được nhu cầu lớn và đột biến của khách hàng vào các chiến dịch bán hàng lớn như Lễ, Tết

 (W6) Giá sản phẩm cao: điển hình như các sản phẩm tivi của Sony, giá thành cao hơn so với các đối thủ ở cùng một chủng loại.

Kết luận chương 2: Chương này giới thiệu về công ty Sony Electronics Việt

Nam, chức năng nhiệm vụ cũng như tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của cơng ty. Qua đó, phân tích các yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh của cơng ty từ bên ngồi và bên trong để biết được cơ hội và thử thách, điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong thời gian tới. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau này.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)