Ma trận SWOT của công ty SEV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 77 - 80)

SWOT

Cơ hội (O):

O1: Thị trường tiềm năng lớn O2: Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh

O3: Nhu cầu giải trí tăng nhanh

O4: Điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện

O5: Hệ thống viễn thông và truyền thơng phát triển

O6: Chính trị và xã hội ổn định O7: Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ Thử thách (T): T1: Áp lực cạnh tranh gay gắt T2: Chính sách thuế với hàng nhập khẩu T3: Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt T4: Sản phẩm mới thay thế Điểm mạnh (S): S1: Thị phần Sony lớn S2: Sản phẩm có chất lượng cao và đẳng cấp

S3: Chiến lược marketing của Sony mạnh

S4: Khả năng tài chính mạnh S5: Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm S6: Các công tác dự báo và phản ứng với thị trường năng động và chính xác

S7: Hệ thống phân phối và hệ thống chăm sóc khách hàng rộng khắp và mạnh

S8: Hệ thống thông tin nhạy bén

Chiến lược kết hợp S-O: 1. S2,S4,S5,S6,S7,S8 + O2,O4,O5 =>Chiến lược phát triển thị trường

2. S2,S3,S4,S7 + O1,O2,O3,O5

=>Chiến lược xâm nhập thị trường

Chiến lược kết hợp S-T: 1. S2,S4,S5 + T3, T4 =>Chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao 2. S2,S4,S6,S8 + T1,T3, T4 =>Chiến lược phát triển sản phẩm dẫn đầu về công nghệ mới

Điểm yếu (W):

W1: Chiết khấu cho đại lý chưa cao

W2: Các nhân viên bán hàng chưa thật sự nhiệt tình và thiếu kỹ năng ứng xử bán hàng chuyên nghiệp

W3: Cơ chế quản lý công ty theo phong cách Nhật

W4: Cơ chế quản lý các công ty bảo hành ủy quyền chưa tốt W5: Khâu logistics của cơng ty cịn chậm

W6: Giá sản phẩm cao

Chiến lược kết hợp W-O: 1. W3,W4,W5 + O1,O2,O5,O7 =>Chiến lược cải thiện

logistics.

Chiến lược kết hợp W-T: 1. W2,W3,W4,W5 + T1,T3 =>Chiến lược tái cơ cấu tổ chức

 Chiến lược phát triển thị trường: Hiện nay, sản phẩm của Sony chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành trọng điểm, trong khi đó, tốc độ đơ thị hóa nhanh cộng với điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện nên nhu cầu giải trí cho các tỉnh nhỏ, miền núi, vùng sâu vùng xa cũng đang tăng lên. Vì vậy, dựa vào nguồn tài chính mạnh, hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, công ty cần phải khai thác thêm các thị trường đang còn bỏ ngỏ ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.

 Chiến lược xâm nhập thị trường: Đối với sản phẩm tivi, Sony đang chiếm thị phần số một, nhưng tỉ trọng không cao hơn so với đối thủ cạnh tranh lớn SamSung. Hiện nay, thị trường sản phẩm điện thoại và sản phẩm công nghệ thơng tin đang phát nóng lên vì sự tăng trưởng vượt bật trong thời gian qua. Với sản phẩm công nghệ thông tin, Sony chiếm thị phần 18.7% so với vị trí số một là 22.1%, nhưng sản phẩm Sony chất lượng cao và thời trang, hợp với thị hiếu giới trẻ nên đây sẽ là thị trường hấp dẫn cho Sony. Ngồi ra, điện thoại Sony vẫn cịn chiếm thị phần rất nhỏ đặt biệt là 10.2% so với vị trí số một của SamSung là 65.3%, nên sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng thị phần điện thoại của Sony. Do vậy, SEV cần tập trung vào chiến lược xâm nhập thị trường điện thoại, máy tính bảng và sản phẩm cơng nghệ thơng tin vốn hấp dẫn dựa trên các tiềm lực mạnh về hoạt động marketing, hệ thống phân phối có sẳn rộng khắp các tỉnh thành để khai thác thị trường tiềm năng này.

 Chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao: Các sản phẩm của Sony là những sản phẩm ln quan trọng về chất lượng, vì thế, cần phải tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài đặc biệt là những sản phẩm mới như máy tính bảng, điện thoại thông minh nhằm khẳng định đẳng cấp sản phẩm của Sony là chất lượng hàng đầu.

 Chiến lược phát triển sản phẩm dẫn đầu về công nghệ: Trong những năm qua, các công ty đối thủ cũng tăng cường phát triển các sản phẩm có cơng nghệ mới, trong khi mà kỹ thuật cơng nghệ phát triển không ngừng nên công nghệ mới là chìa khóa của sự thành cơng trong các sản phẩm của cơng ty. Vì

vậy, Sony cần phải đưa ra các sản phẩm có cơng nghệ mới và dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới như: độ phân giải cao, công nghệ chống trầy, công nghệ nguồn điện lâu bền, …

 Chiến lược cải thiện logistics: Đội ngũ logistics của Sony làm việc còn nhiều thủ tục, theo lệ củ nên đã gây khơng ít cản trở trong việc nhập sản phẩm và phân phối sản phẩm. Trong khi kỹ thuật công nghệ phát triển, hệ thống logistics phát triển, nhiều cơng ty nước ngồi làm về logistics đã đầu tư vào Việt Nam để thực hiện các dịch vụ cho thuê với chi phí thấp và uy tín. Vì thế, SEV nên xem xét chiến lược thuê bên ngoài cho các bộ phận logistics vừa nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa, vừa giảm chi phí hoạt động của bộ phận logistics của cơng ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho tương lai.  Chiến lược tái cơ cấu tổ chức: Hiện nay, các bộ phận phân phối sản phẩm

vẫn cịn nhiều thiếu sót và bất cập như quản lý chồng chéo, thực hiện nhập hàng, phân phối hàng hóa cịn chậm trễ. Các đội ngũ bán hàng quản lý các đại lý bán hàng, các đại lý bảo hành ủy quyền vẫn còn yếu nên xẩy ra các hoạt động bán hàng phá giá, bảo hành thiếu trách nhiệm. Do vậy, SEV cần thực hiện chiến lược tái cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc tái cơ cấu các bộ phận bán hàng, bộ phận logistics, bộ phận tiếp thị.

3.2.2 Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM

Qua ma trận SWOT, nhóm chiến lược W-O và W-T chỉ có một sự lựa chọn thì sẽ được chọn mà không cần xem xét đánh giá để lựa chọn. Hai nhóm chiến lược kết hợp cịn lại của S-O và S-T đều có 2 sự lựa chọn, do vậy, dùng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược thích hợp cho hai nhóm chiến lược này bằng phương pháp chuyên gia.

Nhóm chiến lược kết hợp S-O: có hai chiến lược là chiến lược phát triển thị trường và chiến lược xâm nhập thị trường có thể thay thế cho nhau. Nhóm chiến lược kết hợp S-T: có hai chiến lược có thể thay thế nhau là chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao và chiến lược phát triển sản phẩm dẫn đầu về công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)