Khái quát thị trường sản phẩm điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 44 - 46)

Từ những năm 1990, khi chính sách nhập khẩu về hàng hóa điện tử cịn bị thắt chặt, các tập đoàn điện tử lớn muốn xâm nhập vào thị trường tiềm năng của Việt Nam đã tìm mọi cách để tiếp cận và từ hình thức liên doanh đến đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam.

Những năm gần đây từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng rào thuế quan đã được tháo gỡ và các chính sách hỗ trợ cho các cơng ty nước ngồi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được thuận lợi, các cơng ty nước ngồi đã bắt đầu chuyển sang đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngồi thay vì trước kia là liên doanh với các công ty trong nước.

Tuy nhiên, ở Việt Nam các lĩnh vực công nghiệp điện tử phụ trợ để làm ra sản phẩm điện tử cịn ít và non nớt, chủ yếu là dựa vào các công ty đầu tư của nước ngồi. Chính vì thế, sản xuất sản phẩm điện tử tại Việt Nam không phải là thế mạnh. Mặt khác, sự tiến bộ cơng nghệ vượt bậc đã làm cho vịng đời sản phẩm điện tử khá ngắn, nên việc sản xuất ra sản phẩm điện tử với vòng đời nhanh, chất lượng và giá thành lại giảm đã được các cơng ty, tập đồn chun nghiệp thực hiện. Từ đó, các cơng ty đầu tư vào Việt Nam đã dần chuyển hướng sang nhập sản phẩm từ

0 100 200 300 400

SPH SEV SOTHAI SOMAS SI

FY12

FY12

nước ngoài về kinh doanh hơn là sản xuất tại chổ và cung ứng ra cho thị trường Việt Nam.

Đối với các sản phẩm điện tử, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra các sản phẩm vượt trội với rất nhiều chủng loại chất lượng cao. Từ các sản phẩm có độ phân giải thấp đã được cải tiến lên độ phân giải cao và cực cao, các sản phẩm tương tự thì giờ đã được thay thế bằng các sản phẩm kỹ thuật số, các sản phẩm 3D, sản phẩm về internet cũng đã được phát triển. Đặc biệt là sự tiến bộ vượt trội của các dòng sản phẩm điện tử cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, …. Vì thế, các sản phẩm điện tử này đã được các công ty kinh doanh sản phẩm điện tử nhập khẩu về và bán ở thị trường Việt Nam một cách rầm rộ. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cơng ty kinh doanh sản phẩm điện tử ngày càng gay gắt và quyết liệt. Trong đó, các sản phẩm điện tử được xem là người tiêu dùng sử dụng và đánh giá cáo nhất là những sản phẩm tivi, máy tính xách tay và điện thoại di động.

Mặc dù những năm qua chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng sự tăng trưởng tiêu dùng các sản phẩm điện tử tại Việt Nam vẫn được tăng lên một cách đều đặn.

Hình 2.8: Sự phân bố thị phần tivi tại Việt Nam

Với các ứng dụng công nghệ thông tin càng phát triển, các cơng nghệ màn hình cảm ứng, nhận diện tiếng nói, nhận dạng vân tay, … đã giúp ích cho các sản phẩm điện tử như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thơng minh trở nên tiện ích và khơng thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người.

Hình 2.8 là sự phân bố thị phần sản phẩm tivi, một trong những mặt hàng chủ lực của các công ty kinh doanh điện tử tại Việt Nam theo số liệu từ tháng 3 năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sony electronics việt nam giai đoạn 2013 2020 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)