Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của văn bản và việc soạn thảo và ban hành văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 100 - 103)

1- Việc chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy” 2

3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của văn bản và việc soạn thảo và ban hành văn bản

soạn thảo và ban hành văn bản

Văn bản vừa là sản phẩm của quá trình hoạt động lãnh đạo, quản lý, vừa là phương tiện, là công cụ của hoạt động lãnh đạo, quản lý, vì vậy,

mỗi cán bộ, công chức, cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của văn

bản, đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức đối với việc tiếp xúc với văn bản từ khâu hình thành cho đến khâu lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ.

Nhận thức đúng mới có thể hành động đúng. Việc nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của văn bản và việc soạn thảo và ban hành văn bản cần tránh cả hai khuynh hướng hoặc quá coi trọng văn bản, việc gì cũng phải ban hành văn bản, thậm chí ban hành quá nhiều văn bản, có những việc khơng đáng ban hành văn bản cũng vẫn ban hành văn bản… dẫn đến

tình trạng lạm dụng văn bản, dễ xuất hiện tệ quan liêu hành chính, bệnh giấy tờ…; hoặc là xuề xịa, khơng coi trọng văn bản, việc đáng phải ban hành văn bản thì lại khơng ban hành văn bản, đơn giản hóa về vai trị của văn bản… dẫn đến xử lý công việc khơng có căn cứ, khơng có bằng

chứng, giải quyết cơng việc khơng khoa học, tiện đâu làm đó…

Trong thực tiễn, không phải cán bộ, công chức nào cũng hiểu rõ vai trị của văn bản và thấy được vị trí của soạn thảo và ban hành văn bản trong quá trình giải quyết cơng việc, vẫn cịn một bộ phận cán bộ ở các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chưa chú ý văn bản hóa hoạt

đầy đủ hoặc không kịp thời các hoạt động của Tỉnh ủy, chưa coi trọng đúng mức vai trò của việc soạn thảo văn bản của chuyên viên cũng như

việc phát hành văn bản của cán bộ văn thư cơ quan, chưa hiểu rằng văn bản soạn thảo và ban hành không chỉ để giải quyết công việc trước mắt là phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, mà sau khi giải quyết xong, những văn bản ấy còn phải lưu giữ lại để phục vụ việc tra cứu, sử dụng

lâu dài, bởi chúng là những minh chứng cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của Tỉnh ủy trong những thời kỳ cụ thể…. Chính vì vậy, văn bản cần lưu giữ đầy đủ, có giá trị pháp lý, độ tin cậy và tính chính xác

cao.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, theo chúng tôi cần

thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến đầy đủ những quy định, hướng

dẫn của Đảng về vị trí, vai trị của văn bản, về soạn thảo và ban hành,

quản lý và lưu trữ đầy đủ văn bản có giá trị pháp lý, bảo đảm độ tin cậy và tính chính xác hình thành trong hoạt động của Tỉnh ủy đối với cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo,

chuyên viên, như: Quyết định số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 của Bộ

Chính trị; Quyết định số 91-QĐ/TW, ngày 16-02-2004 của Ban Bí thư

quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng; Hướng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày 28-5-2004 của Văn phòng

Trung ương Đảng về thể thức văn bản của Đảng; Quy định số 01-

QĐ/VPTW, ngày 07-4-2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc

gửi, nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng của Đảng; Quy định số

29-QĐ/VPTW, ngày 25-12-2013 của Văn phòng Trung ương Đảng về

công tác văn thư trong các Tỉnh ủy, Thành ủy, tổ chức đảng trực thuộc

Trung ương… ; các quy định, quy chế, hướng dẫn của địa phương liên

quan đến soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy. Đồng thời tuyên

thảo và ban hành văn bản, về trách nhiệm giải quyết văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ, bảo quản văn bản theo các quy định

của Luật cán bộ, công chức, Luật Lưu trữ và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước, quy định, quy chế của Đảng.

Thứ hai, với trách nhiệm được Bộ Chính trị giao, Văn phịng Trung

ương Đảng cần định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy định

về văn bản của Đảng; định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về

văn bản của Đảng, về nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản, đổi mới

quy trình, thủ tục ban hành văn bản v.v..

Ở cấp tỉnh, các Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu và giúp Tỉnh ủy định

kỳ hằng năm sơ kết, 3- 5 năm tổng kết việc thực hiện quy định về công

tác văn bản, đánh giá việc tham mưu cho Tỉnh ủy về soạn thảo và ban

hành văn bản của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh

ủy; có thể tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc lồng ghép với các

hội nghị sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ của địa phương để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, khắc phục những sai sót, bất cập trong việc soạn thảo, ban hành và lưu giữ văn bản của Đảng ở địa phương.

Thứ ba, Văn phòng Trung ương Đảng trực tiếp là Cục Lưu trữ Văn

phòng Trung ương Đảng cần tăng cường chế độ kiểm tra, hướng dẫn đối

với các Tỉnh ủy trong việc thực hiện các quy định của Trung ương và

hướng dẫn của Văn phòng Trung ương về soạn thảo và ban hành văn

bản, về lưu giữ văn bản của các cơ quan Đảng ở địa phương, tăng tần

suất kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ trung bình 3 năm một lần lên 2 năm một lần và dành nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫn về văn bản của

Đảng. Các Văn phịng Tỉnh ủy duy trì chế độ kiểm tra, hướng dẫn hằng

năm đối với các cơ quan trực thuộc, nhất là các cơ quan chuyên trách

tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Những cán bộ kiểm tra, hướng dẫn phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)