Bố trí đủ số lượng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ chuyên viên biên tập văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 125 - 127)

- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.

1- Tên cơ quan, tổ chức

3.3. Bố trí đủ số lượng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ chuyên viên biên tập văn bản

chuyên viên biên tập văn bản

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái

gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều ở cán bộ

tốt hay kém” [18, tr.487]. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết

định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.

Mục tiêu đặt ra đối với công tác cán bộ biên tập văn bản của Tỉnh ủy là: bố trí đủ số lượng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên vừa có phẩm chất đạo

đức cách mạng, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng,

với Tổ quốc, vừa có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, năng lực

thực tiễn, nhất là năng lực công tác đảng, kỹ năng biên soạn văn bản của

Đảng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

Để đạt được mục tiêu nêu trên cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng

về kỹ năng soạn thảo văn bản của Đảng đối với đội ngũ chuyên viên các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo hướng:

- Đưa nội dung nghiên cứu, tìm hiểu về soạn thảo văn bản của Đảng vào nội dung tập sự công việc của cán bộ mới được tuyển dụng, điều động về công tác tại các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

- Định kỳ hằng năm, Tỉnh ủy hoặc từng cơ quan chuyên trách tham

mưu, giúp việc Tỉnh ủy tổ chức tập huấn về kỹ năng biên soạn văn bản

của Đảng cho đội ngũ chuyên viên. Về nội dung, tập trung giới thiệu

một số chuyên đề về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng, về kỹ năng biên tập văn bản, về sử dụng tiếng Việt trong văn bản hành chính...; về cách thức tổ chức: học viên vừa được nghe lý

thuyết, vừa được thực hành soạn thảo một số loại văn bản chủ yếu,

thường dùng của Tỉnh ủy để các báo cáo viên sửa chữa trực tiếp trên lớp.

- Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các Văn phòng Tỉnh ủy... tổ chức các lớp bồi dưỡng theo địa phương, hoặc vùng, có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng về soạn thảo văn bản riêng hoặc kết hợp trong các lớp bồi dưỡng kiến thức về cơng tác văn phịng của Đảng. Ngoài giảng viên của các học viện, nhà trường, tăng cương mời các báo

cáo viên là những người có nhiều kinh nghiệm soạn thảo văn bản của

Đảng để trao đổi kinh nghiệm soạn thảo văn bản của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)