Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu ban hành văn bản bổ sung, sửa đổi Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 103 - 106)

1- Việc chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy” 2

3.2.1. Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu ban hành văn bản bổ sung, sửa đổi Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể

thức văn bản của Đảng, trong đó cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung

sau đây:

- Về thể loại:

+ Phân chia hệ thống văn bản của Đảng hiện nay thành hai hệ thống

là hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hệ thống văn bản hành chính

thơng thường, trong đó: Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo là những

văn bản có nội dung quan trọng, thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của các cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, như: nghị quyết, chỉ thị,

quyết định, kết luận, quy chế, quy định...; Hệ thống văn bản hành chính thơng thường là những văn bản có tính chất báo cáo tình hình, thơng tin, thơng báo, ghi lại diễn biến sự việc, liên hệ, giao dịch…, như: báo cáo, tờ trình, đề án, chương trình, thơng báo, biên bản, công văn…

Việc chia thành hai hệ thống văn bản như vậy có tác dụng giúp cho việc định hướng đúng đắn quá trình sử dụng văn bản ngay từ khi tiếp

nhận và thi hành văn bản cũng như việc soạn thảo, ban hành, lập hồ sơ và lưu giữ để sử dụng lâu dài, từ đó sẽ có những biện pháp xử lý theo

những yêu cầu khác nhau.

+ Nghiên cứu, bãi bỏ thể loại “thông tri” trong hệ thống văn bản của

Đảng, bởi vì: nếu với mục đích để chỉ đạo thực hiện một chủ trương,

nhiệm vụ cụ thể nào đó có thể sử dụng các thể loại văn bản khác, như:

chỉ thị, quyết định; còn nếu để giải thích, hướng dẫn thực hiện nghị

quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, có thể sử dụng thể loại hướng

dẫn. Mặt khác kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy, tần suất sử dụng thể loại thơng tri thấp, ít Tỉnh ủy ban hành, trong nhiều trường hợp thông tri lại được sử dụng như một văn bản hành chính thơng thường.

+ Quy định các quy chế, quy định của Đảng ban hành độc lập như

giảm giấy tờ; đồng thời khắc phục được tình trạng khơng thống nhất, có tỉnh ban hành quy chế, quy định độc lập, có tỉnh ban hành quy chế, quy định kèm theo quyết định, thậm chí có quy định, quy chế ban hành kèm

theo quyết định vẫn trình bày thể thức như quyết định, có đầy đủ cả chữ ký, con dấu của cơ quan ban hành văn bản.

+ Hướng dẫn rõ hơn về thể loại văn bản của Đảng, nhất là cách định nghĩa và mục đích sử dụng từng thể loại văn bản, trường hợp nào thì sử dụng thể loại văn bản nào, loại cơng việc gì thì sử dụng loại văn bản

nào… Đây là vấn đề khó, cần có sự đầu tư, nghiên cứu công phu, nếu

hướng dẫn được cụ thể sẽ khắc phục được sự lúng túng và tình trạng

cùng một loại việc nhưng có thể sử dụng các thể loại văn bản khác nhau như chúng tôi đã đề cập ở chương 2.

- Về thẩm quyền ban hành, không quy định “quy hoạch” là một thể

loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tỉnh ủy, bởi vì, kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy, các Tỉnh ủy trong 13 năm với 3 nhiệm

kỳ liên tiếp đều không ban hành thể loại văn bản này; mặt khác, nếu với mục đích ban hành văn bản để xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp cho một vấn đề, một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nhất định có thể sử dụng thể loại khác như kế hoạch hoặc đề án.

- Về thể thức:

+ Hiện nay, theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng, “văn bản của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc

Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực

thuộc Trung ương ghi chung là Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy” [40, tr. 97], trong thực tế, các Tỉnh ủy đã thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này, tuy nhiên, Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy là hai cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng, việc ghi chung một tác giả ban hành văn bản gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong việc thi hành, quản lý, theo dõi văn bản, cho đến việc lập hồ sơ,

biên mục văn bản. Ngoài ra, do không tách biệt hai tác giả ban hành văn bản là Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nên trong một số trường hợp phải ghi rõ tên cơ quan ban hành văn bản ở tên gọi và trích yếu nội dung

văn bản. Vì vậy, chúng tơi đề xuất hướng dẫn ghi tác giả ban hành đối

với văn bản của Tỉnh ủy riêng, văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

riêng.

Đối với văn bản của Tỉnh ủy, ghi tên cơ quan ban hành như hiện

nay, là Tỉnh ủy, ví dụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)