Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 109 - 114)

1. Quán triệt, phổ biến Nghị quyết…

3.2.2. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng nghiên cứu

mẫu hóa từng loại văn bản phù hợp với mục đích, tính chất, nội dung ban hành của từng cơ quan, tổ chức Đảng.

Trên cơ sở Quyết định của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Văn

phòng Trung ương Đảng về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức

văn bản của Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã ban

hành bộ mẫu văn bản của cấp ủy và văn phòng cấp ủy địa phương và cơ sở, tuy nhiên, trong các bộ mẫu ấy, chưa đáp ứng mẫu hóa về kết cấu nội dung văn bản, mà tập trung mẫu hóa việc trình bày thể thức văn bản. Việc mẫu hóa kết cấu nội dung văn bản là việc làm rất khó khăn, cần có sự đầu tư công sức, thời gian, không thể làm trong một sớm, một chiều. Giải pháp trước mắt là có thể mẫu hóa một số thể loại văn bản chủ yếu, thường dùng, có tần suất ban hành nhiều ở các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở như: quyết định, công văn, báo cáo, thông báo..., trong từng thể

loại, mẫu hóa theo những mục đích sử dụng, chẳng hạn: quyết định về

chủ trương công tác, quyết định về tổ chức bộ máy, quyết định về nhân sự cụ thể...

Chúng tôi xin đề xuất kết cấu nội dung của một số thể loại văn bản

của Tỉnh ủy như sau:

- Đối với nghị quyết về chủ trương công tác, kết cấu gồm ba phần.

Phần thứ nhất là đánh giá tình hình. Phần này tập trung đề cập đến các nội dung chủ yếu gồm: đánh giá tổng quát vấn đề định ra nghị quyết; những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện vấn đề thời gian qua;

trong quá trình thực hiện vấn đề. Điểm cần chú ý là phần đánh giá tình

hình nên ngắn, gọn, cô đúc, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, tránh dài dòng, kể lể.

Phần thứ hai là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.

Phần này tập trung nêu rõ: các quan điểm của Tỉnh ủy chỉ đạo về vấn đề

đó; các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; nhiệm vụ và các giải pháp

thực hiện. Phần thứ hai là trọng tâm của nghị quyết, thể hiện mục đích

ban hành văn bản của Tỉnh ủy, do đó, nội dung cần rõ ràng, mạch lạc,

thể hiện đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, xác định cụ thể các mục tiêu cần đạt đến, các nhiệm vụ và giải pháp phải cụ thể để dễ thực hiện, dễ đánh giá.

Phần thứ ba là phần tổ chức thực hiện. Để bảo đảm thực hiện tốt

nghị quyết, phần này cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan nào, tổ chức nào làm việc gì trong việc thực hiện nghị quyết. Ngoài ra, trong

phần này cũng cần giao cho một cơ quan cụ thể giúp Tỉnh ủy kiểm tra,

đôn đốc việc thực hiện nghị quyết và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện

nghị quyết.

- Đối với quyết định về tổ chức bộ máy, cán bộ, kết cấu nội dung

gồm 2 phần, đó là: phần căn cứ để ban hành quyết định; và phần nội

dung quyết định.

Phần căn cứ để ban hành quyết định bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế. Căn cứ pháp lý thể hiện thẩm quyền ban hành văn bản và làm cơ sở để quyết định vấn đề mà nội dung đề cập.

Quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp

hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư, quy chế, quyết định, quy định của Tỉnh ủy thường được sử dụng làm căn cứ pháp lý để ban hành

Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng”, “Căn cứ quy

chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2005 – 2010”, “Căn cứ Quyết định số..., ngày... của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ”...

Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đề xuất, kiến nghị của các cơ quan cấp dưới... là những căn cứ thực tế để ban hành quyết định, ví dụ: “Để triển khai thực hiện...”, “Xét đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy”, “Xét tờ trình số..., ngày... của... về việc...”...

Phần nội dung quyết định được thể hiện thành các điều, khoản.

Đối với quyết định về tổ chức bộ máy, phần nội dung gồm: điều 1

quyết định việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, kiện toàn, chia tách, giải thể, đổi tên, chuyển giao, nâng cấp... cơ quan, tổ chức Đảng trực thuộc; điều 2 quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ

chức Đảng mới được thành lập, sáp nhập, hợp nhất, kiện toàn, chia tách, chuyển giao, nâng cấp...; điều 3 quyết định về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ; và điều 4 quyết định về hiệu lực của văn bản và trách nhiệm thi hành.

Đối với quyết định về khen thưởng, kỷ luật cơ quan, tổ chức Đảng,

phần nội dung gồm: điều 1 quyết định hình thức khen thưởng, kỷ luật

đối với cơ quan, tổ chức Đảng; điều 2 quyết định về giá trị phần thưởng

khen thưởng, hoặc thời hạn thi hành kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức Đảng; và điều 3 quyết định về hiệu lực của văn bản và trách nhiệm thi

hành.

Đối với quyết định về tiếp nhận, điều động, phân cơng, bố trí, bổ

nhiệm, miễn nhiệm, chuẩn y kết quả bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ..., bố cục nội dung gồm: điều

1, quyết định nội dung công tác cán bộ đối với đối tượng cán bộ cụ thể (điều động, bổ nhiệm, nâng lương, cử đi học...); điều 2, cụ thể hóa nội

dung quyết định tại điều 1 (chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn đối với

người bổ nhiệm; bậc, ngạch, thời gian tính lương đối với người được

nâng lương...); điều 3 quyết định về hiệu lực của văn bản và trách nhiệm thi hành.

- Đối với thể loại chỉ thị, kết cấu nội dung gồm các phần là: phần

mở đầu; phần nội dung; phần tổ chức thực hiện; và phần phạm vi phổ

biến chỉ thị.

Phần mở đầu của chỉ thị đề cập đến l ý do ban hành chỉ thị, chẳng hạn: “Để triển khai thực hiện... trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, bảo đảm

nội dung, yêu cầu đề ra...”, “Thực hiện quy định số..., ngày... của... về

việc...”, “Để góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối

với...”, “Để khắc phục tình trạng...”...

Phần nội dung chỉ thị là những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cần phải triển khai thực

hiện trong thời gian tới. Phần này là trọng tâm, là chủ đạo của chỉ thị,

thường gồm: chủ trương của Tỉnh ủy về chủ đề đó, các nhiệm vụ đặt ra

đối với chủ đề đó, xác lập cơ chế, chính sách và tạo nguồn lực thực hiện

chủ đề đó.

Phần tổ chức thực hiện chỉ thị phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện chỉ

thị, chẳng hạn: “Ban Tun giáo Tỉnh ủy có chủ trì, phối hợp với Đài

Phát thanh và Truyền hình tỉnh...”, “Ban cán sự Ủy ban nhân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh...”...

Cuối chỉ thị có quy định phạm vi phổ biến chỉ thị. Đối với những

chỉ thị có phạm vi phổ biến rộng rãi sẽ ghi là “Chỉ thị này được phổ biến

đến chi bộ”; đối với những chỉ chị có phạm vi phổ biến hẹp sẽ ghi rõ là

sở”, “Chỉ thị này chỉ phổ biến đến cấp ủy các tổ chức đảng cấp trên cơ

sở”...

- Đối với thể loại kết luận, kết cấu gồm: Phần tóm tắt q trình xem

xét vấn đề; Phần ý kiến kết luận của Tỉnh ủy hoặc Ban thường Vụ Tỉnh

ủy về vấn đề; và Phần yêu cầu của Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận. Trong đó, phần

thứ hai là trọng tâm của kết luận, phản ánh tư tưởng, nội dung chỉ đạo

của Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Đối với thể loại tờ trình, kết cấu gồm các phần là: lý do trình; quá

trình chuẩn bị vấn đề trình; một số nội dung chủ yếu của vấn đề trình;

các đề xuất, kiến nghị, xin ý kiến.

Mẫu 1: Nghị quyết về chủ trương công tác . . (1) . . * Số . .(2). .-NQ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM . . (3) . ., ngày . . . tháng . . . năm . . . NGHỊ QUYẾT . .(4). . ___ 1- Đánh giá tình hình 1.1- Những kết quả đạt được ... 1.2- Những hạn chế, yếu kém ...

1.3- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ...

1.4- Bài học kinh nghiệm ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)