1- Việc chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
- Nhận thức của cán bộ và nhất là cán bộ lãnh đạo một số Tỉnh ủy, cơ quan tham chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy về vị trí, tầm quan trọng của văn bản, việc soạn thảo và ban hành văn bản chưa đầy
đủ, từ đó chưa quan tâm đầu tư đúng mức trên cả phương diện chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn về soạn thảo và ban hành văn bản của cán bộ, chuyên viên chưa cao.
- Việc tổng kết, đánh giá công tác văn bản của Đảng nói chung, soạn thảo và ban hành văn bản nói riêng chưa được quan tâm tiến hành thường
xuyên. Đã hơn 15 năm, Văn phòng Trung ương Đảng chưa tổng kết thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về văn bản của Đảng, chính vì vậy, một số bất cập, vướng mắc, không thống nhất trong thực tiễn chưa được xem xét một cách đầy đủ; ở các Tỉnh ủy, việc sơ kết, tổng kết về công tác văn thư, lưu trữ chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều Tỉnh ủy chưa tổ
chức được các hội nghị sơ kết, tổng kết riêng về công tác văn thư, lưu trữ, và về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
- Việc tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác văn thư nói chung, vấn
đề văn bản rói riêng chưa được chú ý đúng mức. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, thực hiện chế độ kiểm tra, hướng dẫn các Văn phòng Tỉnh ủy chưa thường xuyên, có những địa phương 5 – 7 năm mới trở lại một lần; nhiều Văn phòng Tỉnh ủy chú trọng kiểm tra, hướng dẫn các cấp ủy huyện và cơ sở hơn là các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
- Việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn bản, về soạn thảo và ban hành văn bản Đảng chưa thường xuyên, không ít chuyên viên chưa nắm vững các văn bản quy
định, hướng dẫn về soạn thảo và ban hành văn bản, nhất là chuyên viên các ban tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Mặt khác, không ít cán bộ chuyên viên cầu thị, có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu để làm tốt công việc nhưng nhiều khi không biết tìm các văn bản chỉđạo, hướng dẫn về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng ởđâu.
- Chuyên viên soạn thảo văn bản ở các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc ở nhiều Tỉnh ủy còn thiếu về số lượng, một bộ phận chuyên viên thiếu kỹ năng soạn thảo văn bản của Đảng.
nghiệm thực tiễn, trong nhiều trường hợp, cán bộ hướng dẫn không giải
đáp rõ những vấn đề nghiệp vụ cho cán bộ, chuyên viên được hướng dẫn. - Việc đầu tư kinh phí trang cấp phương tiện hiện đại hóa công tác văn thư chưa được quan tâm đúng mức.
*
Kết quả điều tra số lượng tài liệu lưu trữ trong 3 nhiệm kỳ 2001 – 2005, 2005 – 2010, 2010 – nay của một số Tỉnh ủy cho thấy, tỷ lệ tài liệu do Tỉnh ủy ban hành trong tổng số tài liệu có giá trị lưu trữ lâu dài hình thành trong quá trình hoạt động của Tỉnh ủy ở mỗi nhiệm kỳ có sự
khác nhau, và có xu hướng ngày càng tăng. Nhiệm kỳ 2001 - 2005 Nhiệm kỳ 2005 - 2010 Nhiệm kỳ 2010 - nay Phông lưu trữ Tỉnh ủy Tổng số TL (cặp) TL của Tỉnh ủy (cặp) Tỷ lệ (%) Tổng số TL (cặp) TL của Tỉnh ủy (cặp) Tỷ lệ (%) Tổng số TL (cặp) TL của Tỉnh ủy (cặp) Tỷ lệ (%) Đăk Nông 38 12 31,7 96 30 32,0 77 17 45,3 Đồng Nai 176 65 36,9 214 112 52,3 150 75 50,0 Hà Giang 50 19 38,0 39 17 43,5 28 13 46,4 Hậu Giang 14 4 28,5 75 21 28,0 82 17 20,7 Tp. Hồ Chí Minh 800 14 1,75 960 56 6,2 1000 40 4,0 Thái Nguyên 128 18 14,0 205 22 10,7 158 19 12,0
(Nguồn: Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy các tỉnh: Đăk Nông, Đồng Nai, Hà Giang, Hậu Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên).
Vì vậy, xét cả trên phương diện ý nghĩa của văn bản và phương diện khối lượng văn bản, cần thiết phải nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản để góp phần bảo đảm chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ
Tỉnh ủy vì đây là nguồn sử liệu có giá trị đặc biệt để phục vụ trực tiếp sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy cũng như nghiên lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sửđịa phương.
Chương 3