Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào công tác đánh giá cán bộ ở nƣớc ta hiện nay
1.3.1. Những vấn đề đặt ra liên quan đến việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ Minh về đánh giá cán bộ
Một là, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ. Ở Hồ Chí Minh, đánh giá cán bộ khơng chỉ là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng cán bộ, xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, mà còn là cơ sở để phát huy ý thức tự phê bình, tự đánh giá của cán bộ, giúp cán bộ không ngừng rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lối sống, phấn đấu hồn thành tốt các cơng việc được giao. Thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ còn là cơ sở để xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hơn nữa, ở những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải thường xuyên thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ đã được các cơng trình nghiên cứu đề cập cũng còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ và trình bày một cách có hệ thống.
Hai là, cần tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung đánh giá cán bộ. Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung đánh giá cán bộ. Song khi đề cập đến vấn đề này, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài, “hồng và chuyên”, phẩm chất và năng lực của cán bộ. Cần thấy rằng ở Hồ Chí Minh, khi xem xét, đánh giá cán bộ, không dừng lại ở việc làm rõ phẩm chất đạo đức và năng lực của cán bộ, mà còn phải thấy được cả lối sống, cách sinh hoạt, tương lai và triển vọng của cán bộ. Hơn nữa, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc làm rõ những chỉ dẫn của Người về nội dung đánh giá cán bộ, cịn phải làm rõ
những cơ sở mà từ đó Người đề ra những nội dung cần đánh giá ở cán bộ. Đây là những vấn đề cịn ít được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu đã được công bố.
Ba là, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về các yêu cầu có tính ngun tắc cần được qn triệt và thực hiện trong quá trình đánh giá cán bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc đánh giá cán bộ đã được đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Song đến nay trong các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về các u cầu có tính ngun tắc trong đánh giá cán bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. Hơn nữa, nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc đánh giá cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và những cơ sở mà từ đó Hồ Chí Minh đề ra các nguyên tắc trong đánh giá cán bộ là những vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ. Đến nay, những vấn đề này vẫn cịn ít được nghiên cứu đề cập.
Bốn là, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ và cách thức đánh giá cán bộ. Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ và phương pháp đánh giá cán bộ. Song ở các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, yêu cầu của các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ và phương pháp đánh giá cán bộ vẫn cịn ít được nghiên cứu đề cập. Hơn nữa, khi đề cập đến phương pháp, cách thức đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh cịn chỉ ra sự cần thiết phải có sự trao đổi với cán bộ và với nhân dân. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra cách thức mà từ những hiểu biết về từng mặt của cán bộ có thể đánh giá được tổng thể về cán bộ, phân biệt được đâu là cán bộ tốt với đâu là những cán bộ yếu kém, thấy được tương lai và triển vọng của cán bộ... Đây là những vấn đề cịn ít được nghiên cứu và đề cập.