Gắn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 119 - 122)

động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ

Nghiên cứu vận dụng lý luận đòi hỏi phải sáng tạo, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Đảng ta khẳng định tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cũng là hạt nhân xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ.

Hồ Chí Minh đề ra những quan điểm, tư tưởng về đánh giá cán bộ xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đấu tranh của nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ những nhận thức đúng đắn về bản chất của con người, trong đó có người cán bộ. Chính điều đó đã tạo nên giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó cũng cho thấy sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay. Song những yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay có nhiều thay đổi so với trước đây. Do đó, khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi phải có sự sáng tạo.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là thuộc về trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Trên cơ sở những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị có nhiệm vụ xác định và đề ra những quy định, hướng dẫn cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Để đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quán triệt và thực hiện đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về cơng tác đánh giá cán bộ. Việc các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là một trong những cơ sở giúp cho Đảng trong

sạch, vững mạnh, đồn kết thống nhất, có đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó cũng là cơ sở đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn bộ xã hội.

Quán triệt và thực hiện đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, không mắc phải những sai lầm, khuyết điểm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Song trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, yêu cầu của thực tiễn đối với cán bộ và cơng tác đánh giá cán bộ ít nhiều có sự khác nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị dù cụ thể đến đâu cũng chỉ là những định hướng cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, nó địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải chủ động, sáng tạo trong công tác đánh giá cán bộ. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải chủ động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, có những đổi mới trong cơng tác đánh giá cán bộ, có những hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ. Thực tế cho thấy ở đâu có sự chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị thì ở đó có sự đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Ngược lại, ở đâu khơng có sự chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị vào trong điều kiện hồn cảnh của địa phương, của cơ quan, đơn vị thì ở đó khơng tránh khỏi có những hạn chế,

yếu kém, rơi vào chủ quan, hình thức, cảm tính, phiến diện, “thiên tư, thiên vị” trong việc đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)