Đánh giá cán bộ phải căn cứ vào những việc làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, tự đánh giá của cán bộ và ý kiến của nhân dân đối với cán bộ. Đây là cơ sở giúp cấp có thẩm quyền có đủ những thơng tin cần thiết để đánh giá cán bộ. Nói đến phương pháp đánh giá cán bộ là nói đến cách thức mà từ những việc làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, tự đánh giá của cán bộ và ý kiến của nhân dân đối với cán bộ, cấp có thẩm quyền có thể đánh giá được đúng đắn về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, chiều hướng phát triển và triển vọng của cán bộ.
Đánh giá cán bộ cần phải có sự so sánh giữa những điều họ nói với những việc mà họ đã làm. Hồ Chí Minh khẳng định người có đạo đức cách mạng phải là người nói đi đơi với làm, nói ít làm nhiều, ln có ý thức tổ chức kỷ luật, có lập trường chính kiến, dám đấu tranh bảo vệ chân lý lẽ phải, không đùn đẩy né tránh trong công việc, sẵn sàng nhận mọi cơng việc được giao. Đó là những người khơng ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, khơng che dấu khuyết điểm, khơng ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng cương quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vơ luận hồn cảnh thế nào, lịng họ cũng khơng thay đổi. Những người như thế “dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt” [56, tr. 318]. Ngược lại, những người hay khoe khoang trong công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay cơng kích người khác, hay tự tâng bốc mình, “tuy họ làm được việc cũng không phải là cán bộ tốt” [56, tr. 318].
Phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ được thể hiện thông qua những việc làm hàng ngày của họ. Song giữa suy nghĩ và việc làm ở nhiều cán bộ không phải khi nào cũng thống nhất. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, địi hỏi “khơng chỉ xem xét ngồi mặt mà cịn phải xem tính chất của họ” [56, tr. 318]. “Không chỉ xem xét ngồi mặt” là khơng được dừng lại ở việc làm này hay việc làm khác của cán bộ. “Phải xem tính chất của họ” là phải thấy được bản chất, động cơ thực sự của những việc làm của cán bộ. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh địi hỏi “khơng chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, tồn cả cơng việc của họ”. Bởi vì, “có người lúc phong trào cách mạng cao, họ vào Đảng, họ làm việc rất hăng”, “nhưng lúc phong trào hơi khó khăn thì đâm ra hoang mang”, “lúc gặp sự nguy hiểm thậm chí hóa phản cách mạng, làm mật thám”, “muốn làm mật thám được việc, thì nó lại cơng tác hăng hơn ai hết, “nếu ta không xem xét rõ ràng, thì lầm nó là cán bộ tốt” [56, tr. 318]. Phải xem xét tồn cả lịch sử, tồn cả cơng việc là phải thông qua nhiều việc làm khác nhau của cán bộ, đặc biệt là những việc làm của cán bộ trong những điều kiện hoàn cảnh khó khăn để đánh giá cán bộ.
Người có đạo đức cách mạng là người ln phấn đấu có những việc làm mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước, không “hữu danh vô thực”, khơng hình thức, chạy theo thành tích, “làm chỉ cốt cho có làm, cốt để báo cáo”... Hồ Chí Minh ln phê phán “bệnh hữu danh vơ thực”, “bệnh hình thức”, “chạy theo thành tích” ở nhiều cán bộ. Bởi vì, những căn bệnh này khơng chỉ gây ra sự lãng phí về tiền của và sức lực của nhân dân, mà nó cịn làm giảm sút tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành phải phân biệt được đâu là những việc làm thiết thực, xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của cán bộ, với đâu chỉ là những việc làm “hữu danh vô thực”, mang nặng hình thức, lãng phí, chạy theo thành tích. Để làm được điều đó địi hỏi khơng được dừng lại ở những việc làm của cán bộ, mà phải thấy được kết quả những việc làm của cán bộ.
Đánh giá cán bộ, trước hết phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Với cán bộ lãnh đạo quản lý, kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ luôn gắn liền với sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách. Ở đâu có cán bộ tốt thì ở đó phong trào phát triển vững mạnh. Ngược lại, ở đâu cán bộ yếu kém thì ở đó khơng tránh khỏi trì trệ, yếu kém. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thời kỳ kháng chiến, đảng viên nào và chi bộ nào đánh giặc giỏi, tức là tốt, đánh giặc yếu, tức là kém. Ngày nay, miền Bắc nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảng viên nào và chi bộ nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt, tức là đảng viên ấy và chi bộ ấy tốt. Nếu sản xuất và lãnh đạo sản xuất không tốt, tức là đảng viên và chi bộ ấy kém” [72, tr. 435].
Năng lực của cán bộ phụ thuộc trước hết vào sự am hiểu của họ về lĩnh vực cơng tác. Vì vậy, để nâng cao khả năng làm việc của cán bộ, cần phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp cán bộ nâng cao trình độ chun mơn, sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn, nắm vững các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Song khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi khơng được dừng lại ở bằng cấp, mà phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cần được coi là tiêu chí cơ bản hàng đầu để đánh giá cán bộ. Bởi vì, nhiều người học, nghiên cứu lý luận nhưng không hiểu lý luận, không biết vận dụng lý luận, hơn nữa cịn có những người học không phải để làm việc, mà chỉ cốt để “mặc cả với Đảng, với tổ chức”.
Để có những việc làm cụ thể thiết thực mang lại lợi ích cho dân, cho nước, địi hỏi cán bộ phải có am hiểu về lý luận và thực tiễn, có năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Những việc làm của cán bộ có thể nói là kết quả của sự kết hợp giữa hiểu biết và đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Vì vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ không chỉ là căn cứ để đánh giá về năng lực của cán bộ, mà nó cịn là tiêu chí để đánh giá về phẩm chất
đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Song khi đánh giá về những việc làm của cán bộ, đòi hỏi phải thấy được những tác động của nó đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vì, có những việc làm ở nhiều cán bộ có thể mang lại một kết quả nào đó cho cơ quan, đơn vị, nhưng đó có thể chỉ là những việc làm phiến diện, chạy theo lợi ích trước mắt, làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cách mạng. Hồ Chí Minh ln phê bình những cán bộ trong công việc chỉ biết có cơ quan mình, bộ phận mình, địa phương mình, cịn các cơ quan khác, bộ phận khác, địa phương khác ra sao cũng mặc kệ. Những cán bộ có suy nghĩ và việc làm như vậy là mắc “bệnh cận thị”, không biết xem xét tồn thể, “khơng hiểu rằng lợi ích nhỏ phải phục tùng lợi ích to, lợi ích bộ phận phải phục tùng lợi ích tồn thể” [56, tr. 296].
Hồ Chí Minh ln địi hỏi cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải là những người biết nhìn xa trơng rộng, khơng được có những việc làm phiến diện, chạy theo lợi ích trước mắt. Những việc làm của cán bộ chỉ được coi là đúng đắn khi nó phải hướng tới lợi ích chung, vì sự phát triển bền vững, lâu dài của cơ quan, đơn vị. Những việc làm phiến diện, địa phương cục bộ, chạy theo lợi ích trước mắt thì hoặc là do cán bộ rơi vào chủ nghĩa cá nhân hoặc là do họ yếu kém về năng lực. Vì vậy, với những cán bộ có suy nghĩ và việc làm phiến diện, địa phương cục bộ, chạy theo lợi ích trước mắt, cần phải được xem xét lại cả về phẩm chất đạo đức cũng như về năng lực.
Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải thấy được mối quan hệ giữa các phẩm chất và năng lực ở cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định người có đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nói đi đơi với làm, thẳng thắn, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đồn kết, phối hợp trong cơng việc, có lối sống đúng đắn thì dù cơng tác kém một chút cũng là
cán bộ tốt và do đó cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Ngược lại, những người nói khơng đi đơi với làm, khơng có tinh thần trách nhiệm trong công việc, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, khơng có tinh thần đồn kết, phối hợp trong cơng việc, khơng có lập trường chính kiến, khơng trung thực, kiêu căng tự phụ, có lối sống khơng đúng đắn thì dù làm được việc cũng không phải là cán bộ tốt.
Cán bộ phải là những người vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Hồ Chí Minh khẳng định những người có đạo đức cách mạng “dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”. Cơng tác kém một chút có nghĩa là về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, những người như vậy hồn tồn có khả năng phấn đấu hoàn thành tốt các công việc được giao. Hơn nữa, cán bộ là mắt khâu trong sợi dây chuyền lãnh đạo, quản lý. Thực tiễn ln địi hỏi cán bộ phải là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đồn kết, phối hợp trong công việc, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, được nhân dân tin u, tín nhiệm. Khơng có đạo đức cách mạng, quan liêu xa dân, thiếu tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, nói khơng đi đơi với làm, kiêu căng tự phụ thì khơng tránh khỏi có những việc làm gây mất đồn kết nội bộ, khơng có tinh thần phối hợp trong cơng việc, gây ra những khó khăn, trở ngại cho công việc chung, không được nhân dân tin tưởng và thừa nhận vai trò lãnh đạo. Những người như vậy dù có khả năng làm được một cơng việc cụ thể nào đó cũng khơng phải là cán bộ tốt.
Đánh giá cán bộ cần phải có sự trao đổi với cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định việc trao đổi với cán bộ là cơ sở giúp cấp có thẩm quyền hiểu rõ hơn về cán bộ, từ đó có thể phân cơng, sắp xếp cơng việc cho cán bộ một cách phù hợp. Với cán bộ, trao đổi với tổ chức là cơ sở giúp họ nhận thức được rõ hơn về những việc mà họ đã làm cũng như những việc mà họ có thể làm và cần phải làm. Trao đổi với cán bộ cũng là cách để tạo ra sự cam kết giữa cán
bộ với Đảng, với tổ chức, với nhân dân về những việc mà họ sẽ làm, sẽ thực hiện. Đây là cơ sở cần thiết giúp cấp có thẩm quyền tránh mắc phải những sai lầm chủ quan, cảm tính, “thiên tư, thiên vị” trong đánh giá cán bộ. Như đã nói, đánh giá cán bộ cần có sự so sánh giữa những gì cán bộ đã nói với những việc cán bộ làm. Ở Hồ Chí Minh, so sánh giữa lời nói với việc làm của cán bộ bao gồm sự so sánh giữa những gì cán bộ cam kết với những việc cán bộ đã làm và giữa những gì cán bộ đã làm với những điều cán bộ tự phê bình, tự đánh giá.
Từ những việc làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, cách sinh hoạt của cán bộ, tự đánh giá cán bộ, trao đổi với cán bộ, bằng sự phân tích, so sánh, cấp có thẩm quyền có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá về cán bộ. Song khơng dễ gì có thể đánh giá được ngay một cách đúng đắn về những việc làm của cán bộ và cũng khơng dễ gì có được những thơng tin đầy đủ, chân thực từ việc tự đánh giá của cán bộ. Hơn nữa, với tư cách là chủ thể, cán bộ không phải ai, khi nào cũng có tinh thần khách quan, công tâm trong những nhận xét, đánh giá về đồng chí, đồng nghiệp. Để có thể khắc phục được những khó khăn đã nêu, địi hỏi các cấp, các ngành phải biết dựa vào ý kiến của nhân dân, so sánh giữa những gì cán bộ đã nói và làm với sự tín nhiệm của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định một cán bộ chỉ được coi là tốt khi họ phải là người được nhân dân tín nhiệm. Bởi vì, nhân dân rất sáng suốt, sự đánh giá của nhân dân đối với cán bộ bao giờ cũng hợp lý và cơng bằng. Có được nhân dân tín nhiệm, cán bộ mới có thể lãnh đạo được nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, mới phát huy được trí tuệ và lực lượng của nhân dân. Ý kiến của nhân dân là căn cứ khách quan để cấp có thẩm quyền xem xét lại đánh giá của mình về cán bộ. Nếu giữa đánh giá của cấp có thẩm quyền với sự đánh giá của nhân dân chưa có sự thống nhất, Hồ Chí Minh địi hỏi phải có sự phân tích làm rõ và cần phải có sự trao đổi với nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tiền đề xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh là con người. Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ cũng là con người, cũng tồn tại trong những quan hệ xã hội, từ quan hệ gia đình, người thân đến những quan hệ với Đảng, với tổ chức, với đồng chí, đồng nghiệp, với nhân dân. Do cũng là con người, nên cán bộ cũng có những nhu cầu lợi ích cá nhân, cũng chịu sự tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cán bộ là con người, nhưng đó là những người lãnh đạo và đó phải là những người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Song khi nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý, cán bộ rất dễ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, mắc phải những sai lầm, khuyết điểm. Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tính lâu dài, khó khăn phức tạp của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Người luôn tin tưởng tưởng vào sự rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, nhưng cũng sớm thấy những sai lầm, khuyết điểm mà cán bộ có thể mắc phải. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn cách mạng, từ bản chất của con người, trong đó có người cán bộ, Hồ Chí Minh đã xác định và chỉ ra vị trí, vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ, những nội dung cần đánh giá ở cán bộ, các u cầu có tính ngun tắc trong đánh giá cán bộ, các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ và cách thức đánh giá cán bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ là cơ sở lý luận khoa học cho công tác đánh giá cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Chƣơng 3