* Đánh giá về phẩm chất đạo đức của cán bộ.
Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng, khơng có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng khơng thể lãnh đạo được nhân dân. Cán bộ phải là những người vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên, trong đó đức là gốc, “đức phải có trước tài” [70, tr. 269]. Nói đến cái tài của cán bộ là nói đến khả năng làm những việc mang lại lợi ích thiết thực cho Đảng, cho nhân dân, cho đất nước. Song để được những khả năng đó, địi hỏi cán bộ trước hết phải là những người có đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh đã sớm thấy được vai trò của đạo đức cách mạng đối với cán bộ. Người đã có nhiều bài nói, bài viết có đề cập đến đạo đức cách mạng. Thơng qua việc đề cập đến vai trị của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải quan tâm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ; đồng thời Người cũng chỉ ra sự cần thiết phải thấy được những phẩm chất đạo đức ở cán bộ khi đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ.
Đạo đức cách mạng xét đến cùng là yêu nước, thương dân, sẵn sàng hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Xuất phát từ quy luật vận động phát triển tất yếu của thời đại và từ thực tiễn đấu tranh của nhân dân, từ nhu cầu đòi hỏi, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, Hồ Chí Minh đã rút ra chân lý “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với u chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” [60, tr. 401]. Cách mạng là quá trình lâu dài, đầy khó khăn phức tạp. Nếu đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã khó thì xây
dựng chủ nghĩa xã hội cịn khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, yêu chủ nghĩa xã hội địi hỏi phải ln kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Cán bộ phải là những người nói đi đơi với làm. Yêu nước, thương dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không phải là chung chung, trừu tượng, dừng lại ở suy nghĩ, tình cảm, mà địi hỏi phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải xác định được những việc mà mỗi cán bộ cần phải làm, cần phải rèn luyện, tu dưỡng để góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Đây không chỉ là cơ sở để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, mà cịn là cơ sở để từ đó có thể đánh giá, lựa chọn được cán bộ một cách đúng đắn. Song để xác định được những yêu cầu cụ thể về đạo đức đối với cán bộ, đòi hỏi phải đặt cán bộ trong những mối quan hệ với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với đồng chí, đồng nghiệp và với chính bản thân họ.
Với Đảng, với Tổ quốc, cán bộ phải là những người “dũng cảm, gan góc”, “có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, khơng bao giờ rụt rè, nhút nhát” [56, tr. 292]. Song sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc phải trên lập trường quan điểm của giai cấp cơng nhân. Bởi vì, chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân mới có thể đi tới được thắng lợi. Xuất phát từ nguyên tắc nói phải đi đơi với làm, Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức cách mạng là dù “khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng” [67, tr. 607]; sẵn sàng nhận mọi công việc mà Đảng và tổ chức giao cho, khơng sợ khó nhọc, khơng sợ nguy hiểm, khi được giao việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều “quyết làm cho thành cơng” [58, tr. 131]; “lo hồn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ,
không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, khơng hủ hố" [67, tr. 603]; “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, “khơng ham giàu sang, khơng e cực khổ, khơng sợ oai quyền”, “có gan chống lại những vinh hoa, phú q, khơng chính đáng”; “biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng”, “kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân” [56, tr. 292].
Với nhân dân, cán bộ phải là những người ln có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, không quan liêu, khơng cửa quyền, khơng ức hiếp dân, ln “hồ mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng” [67, tr. 609]. Đây vừa là yêu cầu về đạo đức, vừa là yêu cầu về mặt chính trị đối với mỗi cán bộ. Là đạo đức vì nó là kết quả, là biểu hiện của tinh thần yêu nước, thương dân. Khơng u nước, thương dân thì cán bộ khơng tránh khỏi rơi vào quan liêu, cửa quyền, ức hiếp dân, không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, khơng có tinh thần phụ trách trước nhân dân. Là chính trị vì có quan hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, tồn tâm, tồn ý phục vụ nhân dân thì mới có thể hiểu được nhân dân, từ đó mới có thể đề ra được đường lối lãnh đạo đúng đắn, được nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và do đó mới có thể lãnh đạo được nhân dân, phát huy được vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định “đức là chính trị” [70, tr. 269]. Cán bộ là đầy tớ của dân và có thực sự làm đầy tớ cho dân thì mới có thể lãnh đạo được nhân dân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ giữa những yêu cầu về đạo đức với những yêu cầu về mặt chính trị đối với cán bộ. Người khẳng định sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ là tiêu chí để đánh giá về phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ.
Với đồng chí, đồng nghiệp, cán bộ phải là những người “thật thà thương u, hết lịng giúp đỡ đồng chí”. Đồn kết, phối hợp trong cơng việc,
hết lịng giúp đỡ đồng chí là một trong những yêu cầu về đạo đức đối với cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định người có đạo đức cách mạng, yêu nước, thương dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân, của cách mạng phải là người “không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng ln đúng đắn”. Ngược lại, người khơng có đạo đức cách mạng thì hay kèn cựa về mặt lợi ích, thiếu tinh thần đồn kết, phối hợp trong cơng việc, khơng có ý thức tự phê bình và phê bình, khi phê bình ai thì thường “mỉa mai, chua cay, đâm thọc”, “khơng phải vì Đảng, khơng phải vì tiến bộ, khơng phải vì cơng việc, mà chỉ cốt cơng kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí” [56, tr. 298].
Với chính mình, cán bộ phải là những người thường xun có ý thức tự phê bình, ln rèn luyện, tu dưỡng, học tập nâng cao trình độ, học để làm việc, để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, chứ không phải để “mặc cả với Đảng, với tổ chức”, siêng nghĩ ngợi, siêng làm việc, giản dị, tiết kiệm, không háo danh, không xa hoa lãng phí, khơng mắc bệnh hình thức, khơng chạy theo thành tích, ln trung thực, thẳng thẳn... Những u cầu đối với bản thân mỗi cán bộ xét đến cùng chính là những yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Hồ Chí Minh ln địi hỏi cán bộ phải là những người “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Bởi vì, có như vậy, mỗi cán bộ mới có thể hồn thành tốt các công việc được giao, không mắc phải những sai lầm, khuyết điểm. Người khẳng định đây là một trong những nội dung đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải làm rõ khi đánh giá, lựa chọn cán bộ.
Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những yêu cầu cơ bản về đạo đức mà mỗi cán bộ cần phải rèn luyện, tu dưỡng. Thơng qua đó, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những yêu cầu về mặt đạo đức mà các cấp, các ngành cần làm rõ khi đánh giá, lựa chọn cán bộ. Ở Hồ Chí Minh, những yêu cầu về đạo đức cách mạng đã bao hàm những
yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị và do đó, đánh giá cán bộ về mặt đạo đức đã bao hàm sự đánh giá cán bộ về mặt chính trị.
* Đánh giá về lối sống, cách sinh hoạt của cán bộ.
Cán bộ phải là những người có lối sống, cách sinh hoạt đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của cách mạng, với đời sống của nhân dân, với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật của xã hội. Khi đề cập đến lối sống, cách sinh hoạt của cán bộ, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ phải thực hành tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, khơng được hủ hóa, có những quan hệ bất chính. Bởi vì, giữa đạo đức, lối sống và cách sinh hoạt của cán bộ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người có đạo đức cách mạng, yêu nước, thương dân đòi hỏi phải là những người hiểu và cảm thông với đời sống của nhân dân, có lối sống, cách sinh hoạt giản dị, tiết kiệm, khơng xa hoa lãng phí. Có lối sống và cách sinh hoạt như vậy, cán bộ mới có thể được nhân dân tin yêu, mới có thể gần gũi được với nhân dân, lắng nghe được ý kiến của nhân dân. Xa hoa, lãng phí, hủ hóa, có quan hệ bất chính thì khơng thể được coi là người có đạo đức cách mạng. Hơn nữa, nếu khơng có lối sống và cách sinh hoạt đúng đắn, cán bộ không tránh khỏi mắc phải những sai lầm, khuyết điểm, làm hại đến bản thân và làm hại đến lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân. Khơng có lối sống và cách sinh hoạt đúng đắn, cán bộ sẽ không được nhân dân tin yêu, mến phục và do đó khơng thể lãnh đạo được nhân dân.
Hồ Chí Minh ln phê bình những cán bộ không biết thực hành tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí. Người đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm mà cán bộ có thể mắc phải từ việc khơng có lối sống và cách sinh hoạt đúng đắn. Người nói: “Nếu khơng giữ được thói quen tiết kiệm thì sẽ tham ăn ngon, tham mua các thứ xa hoa. Lương khơng đủ thì lấy ở đâu? Lúc ấy chỉ có hai cách một là ăn cắp của Chính phủ, hai là bị tiền mua chuộc… Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất
phục, nhưng khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi. Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình khơng trơng thấy” [63, tr. 46- 47]. Ăn cắp của Chính phủ là tham ơ, tham nhũng. Bị tiền mua chuộc là nhận hối lộ, ăn đút lót, từ đó mà bao che, tiếp tay cho những việc làm sai trái.
Như vậy, lối sống, cách sinh hoạt vừa là kết quả, biểu hiện về mặt đạo đức của cán bộ, vừa có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ. Xuất phát từ mối quan hệ giữa đạo đức với lối sống, cách sinh hoạt của cán bộ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải xem xét, đánh giá cán bộ cả về lối sống và “cách sinh hoạt” [56, tr. 321]. Thông qua việc làm rõ những yêu cầu về lối sống và cách sinh hoạt đối với cán bộ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một trong những phẩm chất mà mỗi cán bộ cần phải quan tâm rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn; đồng thời cũng qua đó, Người đã chỉ ra một trong những nội dung cần phải quan tâm làm rõ khi đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ.
* Đánh giá về năng lực của cán bộ
Cán bộ phải là những người có khả năng hồn thành tốt một hay một số cơng việc nào đó. Người có đạo đức cách mạng là người có khả năng hồn thành tốt các công việc được giao. Song ở những cán bộ khác nhau thì sở trường, năng lực của họ ít nhiều có sự khác nhau và không phải ai khi nào cũng có khả năng hồn thành tốt tất cả các công việc được giao. Ở trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể, một cán bộ có thể làm tốt cơng việc này, nhưng lại có thể khơng có khả năng làm tốt các cơng việc khác. Đánh giá cán bộ là cơ sở, tiền đề của tất cả các khâu cịn lại của cơng tác cán bộ. Có làm rõ được năng lực của cán bộ thì mới có thể đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, đòi hỏi phải làm rõ được năng lực hay khả năng đảm nhiệm công việc của cán bộ.
Cán bộ phải là những người có khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Để làm được điều đó, địi hỏi cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải có khả năng nghiên cứu cụ thể hóa được các đường lối, chủ trương của Đảng vào trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể; biết tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ phải là những người biết chủ động, sáng tạo trong cơng việc, “có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hồn cảnh khó khăn, ai sợ phụ trách và khơng có sáng kiến thì khơng phải là người lãnh đạo” [56, tr. 315]. Đó là những người có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt là trong những hồn cảnh khó khăn. Những người như vậy mới xứng đáng là người lãnh đạo.
Cán bộ phải là những người có khả năng đấu tranh bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đó khơng chỉ là đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, mà cịn phải đấu tranh với những nhận thức khơng đúng đắn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Hồ Chí Minh ln phê bình những cán bộ khơng biết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, “nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác”, “thậm chí nghe những lời phản cách mạng” cũng khơng đấu tranh, “khơng báo cáo”, “ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”, “gặp dân chúng thì khơng điều tra, khơng hỏi han, khơng tun truyền, khơng giải thích” [56, tr. 298].
Cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý phải là những người có khả năng làm tốt công tác cán bộ. Đó là phải biết phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khéo phê bình cán bộ, biết phát huy những ưu điểm của cán bộ,
đồng thời biết giúp cán bộ khắc phục, sửa chữa những hạn chế yếu kém, khuyết điểm, “khéo lựa chọn cán bộ”, “cất nhắc cán bộ”, “dùng cán bộ”, “phân phối cán bộ”, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hồn thành tốt các công việc được giao của cán bộ, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tập thể, trong cơ quan, đơn vị... Có