Mâu thuẫn giữa nhu cầu thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ với việc Đảng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể về

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 108 - 114)

giá cán bộ với việc Đảng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải dựa trên cơ sở xác định được một cách cụ thể, đúng đắn tiêu chuẩn đối với cán bộ và phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Khi xác định tiêu chuẩn cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của cán bộ và những yêu cầu cụ thể của thực tiễn cách mạng đối với cán bộ. Có xác định được một cách cụ thể, đúng đắn tiêu chuẩn đối với cán bộ và có căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ thì mới có thể đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Hiện nay, để vận dụng và thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải xác định được tiêu chuẩn cán bộ theo chức

danh. Song trong đội ngũ cán bộ có nhiều chức danh với những yêu cầu về tiêu chuẩn ít nhiều có sự khác nhau. Khơng những thế, ngay cùng một chức danh, nhưng trong những điều kiện hồn cảnh cơng tác khác nhau, với chức trách, nhiệm vụ khác nhau thì yêu cầu về tiêu chuẩn ít nhiều cũng có sự khác nhau. Điều đó cho thấy yêu cầu về tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ là vô cùng đa dạng, phức tạp và ln có sự thay đổi. Vì vậy, khơng dễ gì có thể xác định được một cách cụ thể, đúng đắn tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh. Để giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị xác định được một cách cụ thể, đúng đắn tiêu chuẩn đối với từng cán bộ, Đảng cần có những quy định, hướng dẫn về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh. Đến nay, chúng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn về điều này.

Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải căn cứ vào những việc làm của cán bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Không những thế, khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh cịn địi hỏi khơng được dừng lại ở một vài cơng việc nào đó của cán bộ, mà phải thông qua nhiều việc làm khác nhau của cán bộ. Đánh giá cán bộ thực chất là đánh giá về việc làm của cán bộ. Có đánh giá được đúng đắn về những việc làm của cán bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thì mới có thể kịp thời thấy được những phẩm chất và năng lực của cán bộ. Song khơng dễ gì có thể đánh giá đúng đắn, kịp thời về những việc làm của cán bộ. Bởi vì, có nhiều việc làm của cán bộ phải sau nhiều năm mới cho thấy được kết quả cũng như những tác động của nó. Có thể nói, những khó khăn khi đánh giá về những việc làm của cán bộ là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng có nhiều cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng chậm được phát hiện và xử lý, gây ra những hậu quả rất lớn cho sự phát triển của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Những điều đã nêu cho thấy, để vận dụng và thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh, địi hỏi phải có những quy định, hướng dẫn nhằm giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có

thể đánh giá được một cách đúng đắn, kịp thời, chính xác về những việc làm của cán bộ. Đến nay, chúng ta còn thiếu những quy định, hướng dẫn về điều này.

Suy nghĩ, tình cảm, phẩm chất, năng lực của cán bộ không phải khi nào cũng được bộc lộ đầy đủ, đúng đắn, chân thực thông qua những việc làm của họ. Bởi vì, cán bộ thường chỉ nói và làm những điều khi thực tiễn đòi hỏi hoặc khi họ thấy có lợi. Hơn nữa, khả năng ở con người là rất lớn, nhưng không phải ai khi nào cũng nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về những khả năng của mình. Vì vậy, trong cơng tác cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành phải biết phát huy ý thức tự phê bình, tự đánh giá của cán bộ, biết khơi dậy và phát huy những khả năng to lớn của cán bộ. Để làm được điều đó, địi hỏi khi đánh giá cán bộ, sau đó là sự lựa chọn, sử dụng cán bộ, phân công công việc cho cán bộ cần phải có sự trao đổi với cán bộ, lắng nghe tự đánh giá của cán bộ. Đây là cơ sở cần thiết không chỉ để hiểu hơn về cán bộ, đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ, mà nó cịn là cơ sở để phát huy được tinh thần trách nhiệm và những khả năng to lớn ở cán bộ. Song trong điều kiện hiện nay, với những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập thì khơng dễ dàng gì có thể phát huy được ý thức tự phê bình, tự đánh giá, tinh thần trách nhiệm ở nhiều cán bộ. Điều này cho thấy để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần có những quy định, hướng dẫn để từ đó có thể phát huy được tự đánh giá của cán bộ. Đến nay, chúng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn về điều này.

Khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi khơng được dừng lại ở việc đánh giá về họ trong hiện tại, gắn với những việc mà họ đã làm, mà còn phải thấy được những khả năng, triển vọng phát triển của họ. Song trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khi thực tiễn đời sống xã hội

ngày càng có những biến đổi nhanh hơn, đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với trước đây, khơng dễ dàng gì có thể đánh giá được đúng đắn về những khả năng, triển vọng của cán bộ. Nếu đánh giá cán bộ trong hiện tại đã khó thì việc đánh giá về những khả năng, triển vọng phát triển của họ lại càng khó. Bởi vì, cán bộ bên cạnh sở trường, có sở đoản. Một cán bộ có thể làm tốt được công việc này nhưng chưa chắc đã làm tốt được công việc khác. Hơn nữa, suy nghĩ và tình cảm, phẩm chất và năng lực ở cán bộ không bất biến, mà ln có sự thay đổi, khơng phải ai khi nào nói cũng đi đơi với làm, có người hiện tại là cán bộ tốt, nhưng khi được đề bạt, cất nhắc, có chức, có quyền, đứng trước những cám dỗ hay khi phải đối mặt với những khó khăn, hy sinh gian khổ lại rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thối hóa biến chất, mắc phải những sai lầm, khuyết điểm. Những điều đã nêu cho thấy để vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cần có những quy định, hướng dẫn để từ đó có thể đánh giá được đúng đắn về những khả năng và triển vọng của cán bộ. Đến nay, chúng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn về điều này.

Đánh giá cán bộ cần phải dựa vào ý kiến của nhân dân. Đây là cơ sở cần thiết giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể thực sự đảm bảo được sự khách quan, cơng tâm, chính xác, khoa học trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Hồ Chí Minh đã có nhiều chỉ dẫn về điều này. Song để có thể vận dụng và thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh, địi hỏi phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc lắng nghe ý kiến của nhân dân và dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ, có những cơ chế và hình thức để nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ. Bởi vì, ý kiến của nhân dân không phải khi nào cũng đúng. Giữa ý kiến của nhân dân và ý kiến của tổ chức không phải khi nào cũng có sự thống nhất. Trong nhân dân có nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, nhiều người dân còn chưa quan tâm hoặc cịn ít

quan tâm tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước thì khơng dễ gì có thể lắng nghe được đầy đủ, đúng đắn ý kiến của nhân dân. Đến nay, chúng ta còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc lắng nghe ý kiến của nhân dân và dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ.

Như vậy, trong cơng tác cán bộ, địi hỏi các cấp, các ngành phải đảm bảo sự khách quan, chính xác, khoa học, kịp thời trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ, phân cơng, bố trí cơng việc cho cán bộ. Hồ Chí Minh đã có nhiều chỉ dẫn về điều này. Song trong điều kiện hiện nay, để vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, địi hỏi phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh, về cách thức đánh giá những việc làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, thấy được tương lai, triển vọng phát triển của cán bộ, phát huy tự đánh giá của cán bộ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ. Đến nay, những yêu cầu như đã nêu còn là những vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và đã có nhiều quy định, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng ta nhận thức và khẳng định sự cần thiết phải vận dụng, thực hiện trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng, đánh giá cán bộ ở nhiều nơi đã đảm bảo được sự khách quan, cơng tâm, kịp thời, chính xác, khoa học. Song bên cạnh những kết quả đạt được, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Đến nay, Đảng ta còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác đánh giá

cán bộ; đánh giá cán bộ ở nhiều nơi cịn có tình trạng thiếu khách quan, cơng tâm, hình thức, cảm tính, phiến diện, chưa kịp thời, chính xác. Những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh như đã nêu có nhiều nguyên nhân. Về chủ quan, đó là chúng ta cịn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh; nhiều cán bộ cịn thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân; thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập… Về khách quan, đó là do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; trong xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu; ý thức và khả năng làm chủ của nhân dân còn nhiều hạn chế… Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh; có cơ chế tạo ra động lực để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, cần xây dựng và có các quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác đánh giá cán bộ.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)