giá cán bộ trong tồn bộ hệ thống chính trị, nhất là trong các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước
Đánh giá cán bộ là một công việc rất khó và phức tạp, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập; trong xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng, tâm lý thói quen lỗi thời lạc hậu; khả năng làm chủ của nhân dân cịn nhiều hạn chế… Điều đó cho thấy khơng dễ gì có thể vận dụng và thực hiện được ngay một cách đầy đủ, đúng đắn và có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ. Vì vậy địi hỏi phải thường xun có sự nghiên cứu tổng kết việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ trong tồn bộ hệ thống chính trị, nhất là trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước.
Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm nghiên cứu tổng kết cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết, Kết luận, Quy chế, đặc biệt là trong Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII và trong Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII, trong Quy chế đánh giá cán bộ, công chức năm 2010, Đảng ta đã nghiên cứu tổng kết và có nhiều đổi mới về công tác đánh giá cán bộ. Song Đảng ta khẳng định đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay vẫn cịn là khâu khó nhất và yếu nhất. Điều này cho thấy cần phải tiếp tục có sự nghiên cứu tổng kết về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Nghiên cứu tổng kết việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở cần thiết để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và về cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. Nó là cơ sở giúp cho Đảng ta xây dựng và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về
công tác đánh giá cán bộ. Thường xuyên nghiên cứu tổng kết việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị vận dụng và thực hiện tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác đánh giá cán bộ.
Quản lý, đánh giá cán bộ là cơng việc của tồn Đảng, tồn dân. Vì vậy, nghiên cứu tổng kết về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước mà cịn là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Về nguyên tắc, khi đã đề ra và thực hiện điều gì thì cần phải nghiên cứu tổng kết điều đó. Ban Chấp hành Trung ương cần nghiên cứu tổng kết và ban hành nghị quyết về công tác đánh giá cán bộ; xây dựng và hồn thiện các quy định, hướng dẫn về cơng tác đánh giá cán bộ... Với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu tổng kết về việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ; về việc cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ; về việc thực hiện dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ; về những cơ chế và hình thức để nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ... Với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần nghiên cứu tổng kết về những nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến, vận động, tổ chức các đoàn viên, hội viên tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải trên cơ sở hệ thống quan điểm và giải pháp khoa học, đồng bộ. Về quan điểm, cần gắn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giải
quyết những yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; những yêu cầu của việc xây dựng Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt các yêu cầu về dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ. Về giải pháp, để vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò cấp ủy, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và vai trò của nhân dân trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; thường xuyên nghiên cứu tổng kết việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tồn bộ hệ thống chính trị, nhất là trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước các cấp.
KẾT LUẬN
Theo Hồ Chí Minh, đánh giá cán bộ là q trình cấp có thẩm quyền làm rõ phẩm chất đạo đức, lối sống, cách sinh hoạt, khả năng làm việc và triển vọng phát triển của cán bộ. Đánh giá cán bộ địi hỏi phải khách quan, cơng tâm, dân chủ, cơng khai, có quan điểm tồn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, vừa có lý, vừa có tình. Đánh giá cán bộ phải trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, những việc làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, so sánh giữa lời nói với việc làm của cán bộ, thấy được những tác động của những việc làm của cán bộ, trao đổi với cán bộ, phát huy tự đánh giá của cán bộ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân. Đánh giá cán bộ phải đi từ đánh giá về từng mặt ở cán bộ, thấy được mối quan hệ giữa các phẩm chất và năng lực của cán bộ đến chỗ đánh giá tổng thể về cán bộ, phân biệt được đâu là cán bộ tốt, có tương lai, triển vọng với đâu là những cán bộ yếu kém. Đánh giá cán bộ là cơ sở, tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng cán bộ; phát hiện, xử lý và thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm; giúp cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phấn đấu hoàn thành tốt các công việc được giao. Đánh giá cán bộ cũng là cơ sở để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, giúp cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin tưởng và thừa nhận vai trò lãnh đạo.
Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ. Đến
nay, Đảng ta đã có nhiều quy định, hướng dẫn đúng đắn về công tác đánh giá cán bộ. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng, nhiều nơi đã đảm bảo được sự khách quan, công tâm, kịp thời, chính xác, khoa học trong đánh giá cán bộ. Song bên cạnh đó, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nhiều nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cịn chưa được nghiên cứu cụ thể hóa vào trong điều kiện của công tác đánh giá cán bộ hiện nay. Điều này đã dẫn đến việc nhiều nơi chưa thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng, có tình trạng thiếu khách quan, cơng tâm, hình thức, cảm tính, phiến diện, khơng kịp thời, chính xác trong đánh giá cán bộ… Những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều ngun nhân. Về chủ quan, đó là chúng ta cịn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh; nhiều cán bộ, đảng viên thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, không quan tâm đến việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ; thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập… Về khách quan, đó là những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; trong xã hội cịn tồn tại nhiều tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu; ý thức và khả năng làm chủ của nhân dân còn nhiều hạn chế… Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết. Đó là cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh; có cơ chế nhằm tạo ra động lực để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh; có những quy định, hướng dẫn cụ thể về đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư
tưởng của Người cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; gắn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giải quyết những yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đấy nước; xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác đánh giá cán bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ; có những quy định về việc lắng nghe ý kiến của nhân dân và dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tập hợp ý kiến của nhân dân và đại diện cho ý kiến của nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ; cơng khai những thơng tin có liên quan đến cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ và ý kiến của nhân dân đối với cán bộ; phát huy vai trị của cấp ủy, có những quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ với lương và thưởng mà họ được hưởng; phát hiện, xử lý và thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm khuyết điểm; thường xuyên nghiên cứu tổng kết sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tồn bộ hệ thống chính trị, nhất là trong các tổ chức đảng và trong các cơ quan nhà nước.