Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 44)

Hồ Chí Minh khơng có những bài nói, bài viết chuyên bàn về công tác đánh giá cán bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ được thể hiện qua việc Người đề cập đến những vấn đề về “xem xét cán bộ”, “nhận xét cán bộ”, “hiểu cán bộ”, “biết rõ cán bộ”, “phê bình cán bộ”, “lựa chọn cán bộ”, “phân phối cán bộ”, “dùng cán bộ”, “cất nhắc cán bộ”, “phân công công việc cho cán bộ”... Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá cán bộ là công việc của Đảng, Nhà nước. Ở Hồ Chí Minh chưa có sự phân biệt giữa đánh giá cán bộ của Đảng với đánh giá cán bộ của Nhà nước. Song khi đề cập đến công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh chủ yếu nói đến vai trị của cấp ủy các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

Cách mạng ln cần những cán bộ thực sự có phẩm chất và năng lực. Vì vậy, Đảng cần phải quan tâm đến việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, “trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho cơng việc chung” [56, tr. 313]. Song để làm được điều đó địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ. Quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ cũng là cơ sở giúp cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phát hiện, xử lý và thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm khuyết điểm. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và phê bình

những nơi chưa biết thường xuyên xem xét, đánh giá cán bộ. Người khẳng định đây là một khuyết điểm rất lớn cần khắc phục, vì kinh nghiệm cho thấy “mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hóa cũng lịi ra” [56, tr. 314].

Thực tiễn ln địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Song có “biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực” [56, tr. 321]. Biết rõ cán bộ là phải đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ. Đó là khơng chỉ thấy được ở cán bộ những phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, mà cịn phải thấy được ở họ khả năng làm việc, mặt mạnh cũng như mặt yếu, sở trường cũng như sở đoản. Năng lực hay là khả năng làm việc của cán bộ không phải chung chung, mà bao giờ cũng gắn với những công việc cụ thể, được đặt trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Ở những cán bộ khác nhau thì sở trường, năng lực làm việc của họ ít nhiều có sự khác nhau. Vì vậy, khi phân cơng cơng việc cho cán bộ, địi hỏi phải trên cơ sở đánh giá cán bộ và căn cứ vào sở trường, năng lực của từng cán bộ. Không biết rõ cán bộ, không đánh giá đúng cán bộ, khơng biết tùy tài mà dùng cán bộ thì khơng những khơng phát huy được khả năng của cán bộ, mà nó cịn gây ra những khó khăn cho cán bộ, làm ảnh hưởng đến công việc chung của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định “nếu người có tài mà khơng dùng đúng tài của họ, cũng không được việc” [56, tr. 314].

Phẩm chất và năng lực của cán bộ khơng phải tự nhiên mà có hay “từ trên trời rơi xuống”. Để có những cán bộ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi Đảng phải quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải thiết thực. Song để làm được điều đó, địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, thấy được những phẩm chất và năng lực của cán bộ. Cán bộ cịn yếu và thiếu cái gì thì phải đào tạo, bồi dưỡng cái ấy. Vì vậy,

khi tổ chức lớp học, Hồ Chí Minh khẳng định “phải theo trình độ văn hóa cao hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp” [56, tr. 311]. Với những cán bộ có trình độ văn hóa cịn hạn chế thì “trước hết phải dạy cho họ những thường thức: Lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người cơng dân”; cịn những cán bộ có trình độ văn hóa khá thì “ngồi việc học tập chính trị và nghề nghiệp, đều cần học thêm lý luận” [56, tr. 311].

Cán bộ phải là những người có ý thức tự phê bình và phê bình. Tự phê bình ở cán bộ phải thường xuyên như “rửa mặt hàng ngày”. Phát huy ý thức tự phê bình của cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơng tác cán bộ. Bởi vì, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ có thể đạt được kết quả tốt khi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phát huy được ý thức tự phê bình của cán bộ. Song để làm được điều đó địi hỏi phải thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ. Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ giữa công tác đánh giá cán bộ với việc phát huy ý thức tự phê bình, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ. Người khẳng định có thực hiện tốt cơng tác đánh giá cán bộ thì mới có thể phát huy được ý thức tự phê bình của cán bộ, giúp cán bộ phát huy được ưu điểm, sửa chữa, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, không ngừng rèn luyện, phấn đấu để hồn thành tốt các cơng việc được giao.

Lựa chọn, sử dụng cán bộ đòi hỏi phải xuất phát từ những yêu cầu của công việc và từ khả năng làm việc của cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định “cất nhắc cán bộ, phải vì cơng tác, tài năng” [56, tr. 321]. Vì cơng tác, vì tài năng có nghĩa là phải khách quan, công tâm, dựa trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ để sắp xếp, bố trí cơng việc cho cán bộ. Đến lượt nó, có lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ thì mới có thể xây dựng, cũng cố được tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Khi đó, nó khơng chỉ phát huy được ý thức rèn luyện, phấn đấu của người được đánh giá, mà cịn

có ý nghĩa “cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái” [56, tr. 321]. Ngược lại, nếu vì lịng u ghét, vì thân thích, nể nang để cất nhắc, đề bạt cán bộ thì “nhất định khơng ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng” [56, tr. 321]. Khơng ai phục có nghĩa là khơng được mọi người thừa nhận. Khi đó nó sẽ làm giảm sút tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, “gây ra những mối lơi thơi”, mâu thuẫn, mất đồn kết trong Đảng.

Nhân dân biết về Đảng trước hết thông qua những việc làm hàng ngày của đội ngũ cán bộ. Nhân dân chỉ tin tưởng và thừa nhận vai trị lãnh đạo của Đảng, từ đó tích cực tham gia vào các công việc lãnh đạo của Đảng, khi Đảng có được những cán bộ ln gương mẫu, tiên phong trong mọi cơng việc, có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực mang lại lợi ích cho nhân dân. Song để có được những cán bộ như vậy, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm thực hiện tốt cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Có thực hiện tốt cơng tác đánh giá cán bộ, Đảng mới có thể lựa chọn, sử dụng được những cán bộ thực sự có phẩm chất và năng lực đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm, phát huy được tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Đây cũng là cơ sở giúp cho Đảng ln có được sự đồn kết thống nhất, trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin tưởng và thừa nhận vai trò lãnh đạo.

Như vậy, đánh giá cán bộ có mối quan hệ mật thiết với tất cả các khâu còn lại của công tác cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định có làm tốt cơng tác đánh giá cán bộ, hiểu được cán bộ thì mới có thể đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm. Thực hiện tốt cơng tác đánh giá cán bộ cịn là cơ sở cần thiết để xây dựng sự đồn kết thống nhất trong Đảng, cũng cố tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy ý thức tự phê bình, tinh thần trách nhiệm

của cán bộ. Với những lý do đó, Đảng cần phải thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)