Tư tưởng Hồ Chí Minh về các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 71)

Các khâu trong q trình đánh giá cán bộ có thể được hiểu là các bước, các công đoạn cần thực hiện nhằm góp phần giúp cho việc đánh giá cán bộ đảm bảo được sự khách quan, cơng tâm, kịp thời, chính xác, khoa học. Tuy chưa nói đến thuật ngữ các khâu trong quá trình đánh giá cán bộ, nhưng khi nói về việc đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh đã đề cập đến nhiều nội dung có liên quan đến tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của nhân dân và đánh giá của tổ chức đối với cán bộ.

* Tự đánh giá của cán bộ.

Đánh giá cán bộ trước hết cần tạo điều kiện cho cán bộ tự đánh giá và cần phải lắng nghe tự đánh giá của cán bộ về những phẩm chất và năng lực của họ, cả về ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém. Đó khơng chỉ là lắng nghe tự đánh giá của cán bộ về những việc mà họ đã làm, mà còn phải lắng nghe cả tự đánh giá của cán bộ về những việc mà họ có thể làm và

cần phải làm. Vì vậy, trong cơng tác cán bộ, trước khi trao một cơng việc nào đó cho cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định cần “phải bàn bạc kỹ với cán bộ, nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ” [56, tr. 320]. Phải bàn bạc kỹ với cán bộ có nghĩa là khơng được chủ quan, cảm tính, mà cần có sự trao đổi với cán bộ, phát huy tự đánh giá của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ tự đánh giá và phải lắng nghe tự đánh giá của cán bộ, trước khi đánh giá, bố trí, sắp xếp cơng việc cho cán bộ.

Việc làm của cán bộ là biểu hiện của những suy nghĩ, tình cảm của cán bộ. Song khơng phải khi nào những việc làm của cán bộ cũng thể hiện được đầy đủ những phẩm chất và năng lực của cán bộ. Bởi vì, con người, trong đó có cán bộ thường chỉ làm những việc khi thực tiễn đòi hỏi và cho phép. Hơn nữa, cán bộ không phải khi nào cũng nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về bản thân họ. Phát huy tự đánh giá của cán bộ là cơ sở giúp cán bộ bộc rõ hơn, đầy đủ hơn những suy nghĩ và tình cảm của họ. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định việc phát huy tự đánh giá của cán bộ và lắng nghe tự đánh giá của cán bộ là cơ sở giúp cấp có thẩm quyền có đủ những thơng tin cần thiết để đánh giá cán bộ. Cán bộ không phải ai cũng có ý thức tự phê bình và thật thà tự phê bình. Song dù thật thà hay khơng thật thà thì tự phê bình, tự đánh giá của cán bộ vẫn là một trong những cơ sở cần thiết giúp cấp có thẩm quyền có thể đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ.

Đánh giá cán bộ chỉ được coi là đúng đắn khi việc lựa chọn, sử dụng cán bộ phát huy được hiệu quả tác dụng. Nói cách khác, đó là khi những cán bộ được lựa chọn, sử dụng phát huy được tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao. Việc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho cán bộ tự đánh giá là cơ sở cần thiết để phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Trong mối quan hệ với việc bầu, đề bạt, cất nhắc cán bộ, đánh giá cán bộ có thể được coi như là một phán đốn về cán bộ. Đó là phán đốn về khả năng

đảm nhiệm, hồn thành tốt một cơng việc nào đó của cán bộ. Khả năng của con người là vô cùng to lớn. Song những khả năng, triển vọng của cán bộ chỉ trở thành hiện thực và do đó, việc đánh giá, lựa chọn cán bộ chỉ được coi là đúng đắn khi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phát huy được ý thức tự phê bình, tự đánh giá, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của cán bộ. Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh ln căn dặn các cấp, các ngành phải quan tâm phát huy ý thức tự phê bình, tự đánh giá của cán bộ. Ở Hồ Chí Minh, việc phát huy ý thức tự phê bình, tự đánh giá của cán bộ không chỉ là cơ sở cần thiết để từ đó hiểu rõ hơn về cán bộ, mà nó cịn là cơ sở giúp cho việc đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ thực sự trở nên đúng đắn.

* Đánh giá của nhân dân.

Trong các cơng việc lãnh đạo, quản lý, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân dân và phải dựa vào ý kiến của nhân dân. Một trong những yêu cầu đối với công tác cán bộ là phải lựa chọn được những cán bộ có phẩm chất và năng lực, được nhân dân tín nhiệm, đồng tình ủng hộ. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Trí tuệ và lực lượng của quần chúng dân dân là vô cùng to lớn. Lắng nghe ý kiến của nhân dân và dựa vào ý kiến của nhân dân không chỉ giúp các cấp, các ngành có thể đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ, mà nó cịn là cơ sở giúp những cán bộ được đánh giá, lựa chọn có được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và do đó có khả năng hồn thành tốt các cơng việc được giao. Hồ Chí Minh khẳng định “việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc”, “giải thích cho dân chúng hiểu rõ”, có như vậy mới “được dân chúng đồng ý” [56, tr. 334]. Được dân chúng đồng ý cũng có nghĩa là được dân chúng thừa nhận, ủng hộ, khi đó việc gì khó mấy cũng làm được.

Vai trị của nhân dân là vơ cùng to lớn. Song để phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà

nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ, địi hỏi phải quan tâm nâng cao nhận thức của nhân dân, giúp nhân dân thấy rõ được “quyền hạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ” [58, tr. 127]. Đảng cần phải giúp nhân dân thấy được quyền hạn cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm chủ đất nước. Hồ Chí Minh khẳng định cần phải giúp nhân dân thấy rõ “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà... Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, khơng ỷ lại, khơng ngồi chờ” [77, tr. 67].

Các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là phản ánh quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Hồ Chí Minh ln căn dặn các cấp, các ngành phải quan tâm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của nhân dân về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Người khẳng định đây là cơ sở cần thiết giúp nhân dân có khả năng tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là cơ sở giúp cho nhân dân có thể đánh giá được đúng đắn về những việc làm của cán bộ, tham gia vào quản lý cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ.

Nhân dân chỉ tích cực tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, khi ý kiến của họ được lắng nghe và tơn trọng. Vì vậy, trong mọi cơng việc, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành “phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng” [56, tr. 333]. Người khẳng định “Muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm, phải khiêm tốn, phải chịu khó. Nếu khơng vậy, thì dân chúng sẽ khơng tin chúng ta. Biết họ cũng khơng nói. Nói, họ cũng khơng nói hết” [56, tr. 333]. Nhiệt thành là phải thực sự quan tâm lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ. Phải có quyết tâm, phải chịu khó là dù khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải tổ chức để nhân nhân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ.

Nhân dân bao gồm có nhiều giai cấp, tầng lớp với trình độ nhận thức ít nhiều khác nhau. Vì vậy, để phát huy được vai trò của nhân dân, cần có những hình thức tổ chức phù hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp để nhân dân tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải “có nhiều cách hỏi ý kiến dân chúng”, “nói chuyện với từng người”, “nói chuyện với đơng người”, “khai hội, nói chuyện với tầng lớp này, nói chuyện với tầng lớp khác, với mọi tầng lớp” [56, tr. 336]. Các tổ chức chính trị - xã hội là nơi có vai trị rất lớn trong việc tun truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, Đảng cần phải quan tâm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức để các tầng lớp nhân dân tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Dân là chủ, cán bộ là đầy tớ của dân. Nhân dân là những người có quyền quyết định trong việc lựa chọn cán bộ, kiểm tra, giám sát những việc làm của cán bộ, bãi miễn những người khơng cịn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Nhân dân cũng có quyền được biết, quyền chất vấn về những việc làm của cán bộ. Cán bộ có trách nhiệm báo cáo về những việc làm của mình khơng chỉ với tổ chức, mà cịn phải báo cáo với nhân dân. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị là phải có những hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác cán bộ.

* Đánh giá của tổ chức.

Đánh giá cán bộ là thuộc cấp ủy có thẩm quyền. Song cấp ủy có thẩm quyền chỉ có thể đánh giá được đúng đắn về cán bộ sau khi đã lắng nghe đầy đủ tự đánh giá của cán bộ và ý kiến của nhân dân. Đánh giá của cấp ủy phải trên cơ sở dân chủ, có sự trao đổi, làm rõ về những vấn đề có liên quan đến cán bộ. Hồ Chí Minh ln quan tâm phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đặc biệt là trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong các cơng việc lãnh đạo, quản lý, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Người khẳng định những người “có chân trong một ủy ban

nào mà làm biếng không đến dự mọi cuộc hội nghị của ban ấy, hoặc không cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng những vấn đề cần phải bàn bạc và giải quyết hoặc không phát biểu hết ý kiến của mình đối với vấn đề ấy là trái với nhiệm vụ của mình và khơng xứng đáng là một người lãnh đạo” [57, tr. 620]. Quan tâm phát huy tinh thần trách nhiệm đối với từng cán bộ, từng thành viên trong tập thể lãnh đạo là cơ sở cần thiết để phát huy vai trò của cấp ủy trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)