cầu của công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị
Thực tiễn ln địi hỏi Đảng, Nhà nước phải không ngừng quan tâm đến việc tự xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của nhà nước. Song công tác xây dựng Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều những khó khăn, thách thức. Đó là việc các thế lực thù địch, phản động ln tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu lý tưởng cách mạng, có tư tưởng đa nguyên, đa đảng; không thực hiện nghiêm túc các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, khơng có ý thức tự phê bình và phê bình, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, yếu kém về phẩm chất và năng lực, rơi vào quan liêu, tham nhũng, lãng phí…
Hồ Chí Minh là người sớm phát hiện và chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, căn bệnh quan liêu xa dân, tham ơ, lãng phí, cửa quyền… mà nhiều cán bộ, đảng viên mắc phải, đặc biệt là trong điều kiện Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh cũng đã sớm phát hiện và chỉ ra những căn bệnh mà nhiều người, đặc biệt là những người có chức, có quyền trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước mắc phải trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Đó là những căn bệnh “thiên tư, thiên vị”, “gia đình dịng tộc chủ nghĩa”, “địa phương cục bộ”, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”… Song trong điều kiện hiện nay, những sai lầm, khuyết điểm và
những căn bệnh như đã nêu ở nhiều cán bộ có biểu hiện phức tạp hơn, với quy mô, mức độ ngày càng lớn hơn.
Cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ phải hướng tới góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay địi hỏi phải thấy được những khó khăn, thách thức, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong công tác xây dựng Đảng và Nhà nước. Gắn với những yêu cầu của công tác xây dựng Đảng và Nhà nước là một trong những cơ sở để có thể vận dụng được đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó là cơ sở, căn cứ để từ đó có thể xác định được tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, những yêu cầu về dân chủ, cơng khai, về phát huy vai trị của cấp ủy, của nhân dân, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khơng gắn với những yêu cầu của công tác xây dựng Đảng và Nhà nước, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh khơng tránh khỏi mất phương hướng, khơng có sơ sở, căn cứ và do đó khó có thể đề ra được những quy định, hướng dẫn một cách cụ thể, đúng đắn cho công tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Gắn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng Đảng, Nhà nước cũng có nghĩa là phải gắn với yêu cầu của các khâu còn lại của cơng tác cán bộ. Bởi vì, mục đích của đánh giá cán bộ khác nhau thì nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, quy trình và phương pháp đánh giá ít nhiều có sự khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, khi xác định nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, đòi hỏi phải gắn với những yêu cầu cụ thể của việc quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Đánh giá để quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ ít nhiều có nội dung, tiêu chí, quy trình và phương pháp khác với đánh giá để bầu, phê chuẩn, đề bạt, bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ. Gắn với những yêu cầu cụ thể của các khâu cịn lại của cơng tác cán bộ là một trong những cơ sở để có thể vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh. Khơng gắn với những u cầu cụ thể của các khâu cịn lại của cơng tác cán bộ, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay khơng tránh khỏi rơi vào chung chung, hình thức và thiếu căn cứ.
Xây dựng Đảng, Nhà nước không thể tách rời với việc xây dựng và phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội. Bởi vì, các tổ chức chính trị - xã hội ln có vai trị rất lớn trong việc tun truyền, vận động và tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ, xây dựng và cũng cố khối đại đồn kết dân tộc. Vì vậy, Đảng cần phải quan tâm xây dựng và phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, Đảng cũng phải quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu cán bộ cho cả hệ thống chính trị, quản lý, đánh giá những đảng viên của mình hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay không thể không gắn với yêu cầu của việc xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. Gắn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với yêu cầu của việc xây dựng và phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những cơ sở cần thiết giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể xác định được đúng đắn tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ.