Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết có đề cấp đến đội ngũ cán bộ và cơng tác cán bộ. Khi nói về Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đề cập đến “cán bộ đảng”, “cán bộ chính quyền”, “cán bộ hành chính”. Khi nói về các lĩnh vực lãnh đạo quản lý, Hồ Chí Minh đề cập đến “cán bộ chính trị”, “cán bộ quân sự”, “cán bộ kinh tế”, “cán bộ tài chính”, “cán bộ văn hóa”... Khi nói về đồn thể, Hồ Chí Minh đề cấp đến “cán bộ đồn thanh niên”, “cán bộ cơng đồn”, “cán bộ hội phụ nữ”, “cán bộ hội nơng dân”, “cán bộ Mặt trận”... Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến “cán bộ quản lý xí nghiệp”, “cán bộ và cơng nhân”, “cán bộ và y, bác sỹ”, “cán bộ và giáo viên”... Trong quan niệm Hồ Chí Minh, cán bộ bao gồm những người làm việc trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, giữ các cương vị lãnh đạo quản lý trong các trường học, bệnh viện, nhà máy xí nghiệp...

Về chức trách, nhiệm vụ, “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt ra chính sách cho đúng” [56, tr. 309]. Họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó có những báo cáo, đề xuất giúp cho Đảng, Nhà nước kịp thời đề ra những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn. Vì vậy, năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất

đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”, “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong”, “mn việc thành cơng hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [56, tr. 280]. Cán bộ tốt là những người có phẩm chất và năng lực đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn. Ở đâu có cán bộ tốt thì ở đó phát triển vững mạnh. Ngược lại, ở đâu khơng có cán bộ tốt, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý thì ở đó khơng tránh khỏi trì trệ, yếu kém.

Cán bộ là những người có vai trị rất lớn trong tồn bộ tiến trình cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là tiền vốn của đồn thể”. Là tiền vốn có nghĩa là khơng thể thiếu trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân, cần phải được bảo vệ, quản lý, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng một cách hợp lý, sao cho phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ, có như vậy mới có thể phát huy được những khả năng của cán bộ và mới có thể đưa sự nghiệp đấu tranh của nhân dân đi tới thắng lợi.

Nói đến cán bộ là nói đến những mối quan hệ của họ với Đảng, Nhà nước, với tổ chức, với nhân dân, với đồn thể, với đồng chí, đồng nghiệp. Nói đến cán bộ cịn phải nói đến những mối quan hệ của họ với gia đình, người thân của họ và với chính bản thân họ. Khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi phải đặt họ trong những mối quan hệ đã nêu. Sở dĩ phải như vậy là vì đây là cơ sở giúp cho Đảng có thể xác định được đúng đắn những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ. Đặt cán bộ trong những mối quan hệ như đã nêu cũng là cơ sở giúp cho Đảng thấy được nguyên nhân của những việc làm ở cán bộ, từ đó có thể xác định được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ.

Cán bộ cũng là con người, cũng có những nhu cầu lợi ích cá nhân. Vì vậy, Hồ Chí Minh căn dặn Đảng, Nhà nước phải quan tâm đến đời sống của cán bộ và gia đình họ, phải tạo cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc, khi họ đau ốm phải có thuốc thang, tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà

giúp họ giải quyết những khó khăn của gia đình. Sở dĩ cần phải như vậy là vì “những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ và sự thân ái đoàn kết trong Đảng” [56, tr. 316]. Quan tâm đến đời sống của cán bộ và gia đình họ là cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và là cơ sở để động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Song Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ phải là những người biết làm trước hưởng sau, có khả năng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Người khẳng định đã là con người thì ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, muốn sung sướng, nhưng phải cho đúng cách và phải phù hợp với hoàn cảnh của cách mạng, trong khi cách mạng và đời sống của nhân dân cịn khó khăn mà cán bộ nào địi sung sướng trước là khơng có đạo đức.

Cán bộ cũng là con người và do đó khi được nắm giữ các cương vị lãnh đạo quản lý, trở thành những người có chức, có quyền, rất dễ thối hóa biến chất, rơi vào quan liêu, tham ơ, lãng phí, hủ hóa, khơng cịn là những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Hồ Chí Minh sớm thấy những sai lầm, khuyết điểm mà cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể mắc phải. Trong cơng tác cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý, đánh giá, lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Sở dĩ như vậy là vì đây là những người có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, nhưng đây cũng là những người rất dễ mắc phải sai lầm khuyết điểm, có thể gây ra những hậu quả rất lớn cho cách mạng.

Như vậy, trong quan niệm Hồ Chí Minh, cán bộ là những người làm việc trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, trong các đơn vị sự nghiệp, bao gồm cả cơng chức, viên chức, có vai trị rất lớn trong tồn bộ q trình cách mạng. Cán bộ được Hồ Chí Minh đề cập đến khơng chỉ với tư cách là những người lãnh đạo quản lý, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, mà trước hết họ là những con người, cũng tồn tại

và chịu sự tác động của những quan hệ xã hội, cũng có nhu cầu lợi ích cá nhân và do đó khi có chức, có quyền thì rất dễ mắc phải những sai lầm khuyết điểm. Vì vậy, Đảng, Nhà nước phải quan tâm đến đời sống của cán bộ và gia đình của họ. Khi đánh giá cán bộ, cần phải thấy được những tác động của những quan hệ xã hội đến cán bộ, quan tâm trước hết đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, những người có chức, có quyền trong các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)