cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan đối với nước ta. Song để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi chúng ta phải giữ vững được độc lập chủ quyền dân tộc, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân… Đây là những yêu cầu xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng. Song trong điều kiện hiện nay, nó địi hỏi đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải thấy rõ được những âm mưu thủ đoạn diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, gắn xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với giữ vững an ninh quốc phịng, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Với Đảng và nhân dân ta, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhằm hướng tới bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy. Song trong điều kiện hiện nay, yêu cầu giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nó địi hỏi đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở cấp chiến lược không chỉ tin tưởng, kiên định sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà còn phải nhận thức được những nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, thấy rõ những âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động.
Cán bộ thời kỳ nào cũng phải là những người vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Song những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ cán bộ hiện nay khác nhiều so với thời kỳ trước đây. Nếu trước đây, với mơ hình quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, yêu cầu về năng lực đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chủ yếu là khả năng tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Để làm được điều đó địi hỏi cán bộ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chí cơng vơ tư, gương mẫu, tiên phong trong công việc... Song trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngồi khả năng tun truyền, vận động, tập hợp quần chúng, đòi hỏi cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị còn phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có am hiểu sâu rộng về lĩnh vực cơng tác. Đó phải là những người có khả năng phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề của thực tiễn, đề ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương, của cơ quan, đơn vị.
Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh mặt tích cực, có nhiều tác động tiêu cực đến cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là trong điều kiện thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước cịn nhiều hạn chế, bất cập. Nó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng tiêu cực, những việc làm sai trái ở nhiều
cán bộ. Vì vậy, Đảng ta khẳng định tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chạy chức, chạy quyền, chạy tội ở nhiều cán bộ không những chưa được đầy lùi, mà có nhiều mặt cịn trầm trọng hơn, với quy mô ngày càng lớn, càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Ở một phương diện khác, sự gia tăng những hiện tượng tiêu cực ở nhiều cán bộ cho thấy những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ hiện nay. Đến lượt nó, những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế, gắn phát triển kinh tế với việc thực hiện các mục tiêu cơng bằng, tiến bộ xã hội, địi hỏi chúng ta phải quan tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với cán bộ và công tác cán bộ. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay đòi hỏi phải thấy được những yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với cán bộ và cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Gắn với yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những cơ sở cần thiết để có thể xác định và đề ra được những quy định, hướng dẫn đúng đắn về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là một trong những cơ sở cần thiết để có thể xác định được những yêu cầu cụ thể về dân chủ, công khai trong đánh giá cán bộ, phát huy vai trò của cấp ủy, của nhân dân, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp,
các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.