Nguyên nhân của những hạn chế trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 97 - 102)

Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay

* Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.

Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, địi hỏi phải nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những chỉ dẫn của Người và về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác đánh giá cán bộ. Song đến nay chúng ta cịn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng

Hồ Chí Minh. Trong khi đó, việc tun truyền, phổ biến, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác đánh giá cán bộ ở nhiều nơi cịn hình thức, chưa sâu rộng, chưa cụ thể, thiết thực. Vì vậy, nhiều người, trong đó có cả khơng ít cán bộ, đảng viên còn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác đánh giá cán bộ.

Kết quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ. Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến việc giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Song cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên thời gian qua còn hạn chế, yếu kém. Nhiều nơi chưa thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi cịn chung chung, hình thức, chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ của cán bộ. Những hạn chế, yếu kém trong cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, khơng có ý thức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, có nhiều việc làm sai trái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đến lượt nó, những yếu kém về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ở nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa quan tâm vận dụng, thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ, có nhiều hạn chế, yếu kém trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến

tình trạng nhiều cán bộ được lựa chọn, sử dụng không phát huy được hiệu quả tác dụng, khơng có ý thức rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Những hạn chế, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm mà nhiều cán bộ mắc phải ln có một phần ngun nhân từ sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Hiện nay mặc dù đã có nhiều đổi mới, song thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành còn chồng chéo, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị còn chưa rõ ràng. Những hạn chế, bất cập trong thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước như đã nêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, hình thức, lãng phí, khơng có ý thức tự phê bình và phê bình, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, mất dân chủ ở nhiều cán bộ. Trong công tác cán bộ, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa quan tâm vận dụng, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, có những tiêu cực trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ.

* Nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh những tác động tích cực, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế có nhiều tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đã và đang làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo, cạnh tranh khơng lành mạnh, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sự thối hóa biến chất của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, thiếu khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Nó cũng là

nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nơi khơng chú ý hoặc ít chú ý đến những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ, đồng nhất năng lực của cán bộ với sự lanh lợi, giỏi xoay sở vì lợi ích cá nhân, địa phương cục bộ. Mặt trái của kinh tế thị trường, những tác động tiêu cực của nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa thực sự quan tâm vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ.

Đời sống văn hóa tinh thần xã hội ln có tác động đến suy nghĩ, tình cảm của con người, trong đó có cán bộ. Hiện nay, bên cạnh những truyền thống văn hóa tốt đẹp, trong đời sống tinh thần của xã hội vẫn còn tồn tại nhiều tư tưởng, phong tục tập quán, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu, không đúng đắn. Điều quan trọng là nhiều tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu của xã hội không chỉ tồn tại trong nhân dân, mà tồn tại cả trong khơng ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Vì vậy, Đảng ta khẳng định nhiều cán bộ, đảng viên “chưa vượt qua được tâm lý nể nang, né tranh, ngại va chạm, xuê xoa, hình thức”, “cục bộ, gia trưởng, xen động cơ cá nhân trong đánh giá cán bộ” [31, tr. 214]. Sự tồn tại dai dẳng của những tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu trong xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khách quan, công tâm, “thiên tư, thiên vị” trong đánh giá cán bộ ở nhiều nơi. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nơi cịn có tình trạng phiến diện, chỉ quan tâm đến phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, mà chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến những yêu cầu về năng lực khi đánh giá, lựa chọn cán bộ; chưa có những nhận thức đúng đắn khi coi những người dễ sai bảo là có phẩm chất đạo đức tốt, trong khi đó những người dám đấu tranh bảo vệ chân lý lẽ phải, thẳng thắn, trung thực lại bị coi là khơng có lập trường chính trị vững vàng, thiếu tinh thần đồn kết xây

dựng... Những tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu trong xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nơi chưa quan tâm vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ.

Nói đến những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh khơng thể khơng nói đến ý thức và khả năng tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế của nhân dân. Trong những năm qua, mặc dù được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, song đến nay đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần, trình độ nhận thức cịn hạn chế, tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời lạc hậu cịn nặng nề là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người cịn ít quan tâm và ít có khả năng tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Việc nhiều người dân còn chưa quan tâm hoặc ít quan tâm tham gia vào công tác đánh giá cán bộ cịn có nguyên nhân từ những hạn chế, bất cập trong thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước; từ việc nhiều nơi còn chưa thực hiện tốt dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ, chưa có những cơ chế và hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, chưa đấu tranh đẩy lùi, khắc phục được bệnh quan liêu, tham nhũng, hình thức, lãng phí, cửa quyền ở nhiều cán bộ... Đến lượt nó, việc nhiều người dân cịn ít quan tâm và ít có khả năng tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nơi cịn thiếu những thơng tin cần thiết để đánh giá cán bộ. Điều quan trọng hơn là nó đã khơng tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát, phản biện của xã hội đối với công tác đánh giá cán bộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa vận dụng, thực hiện đầy đủ, đúng

đắn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, có nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)