cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và vai trò của nhân dân trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là thuộc cấp ủy có thẩm quyền. Vai trò của cấp ủy các cấp cần được thể hiện trong việc tuyên truyền, phổ biến, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, của cấp ủy cấp trên về công tác đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, của cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ; phát huy vai trò của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội trong cơng tác đánh giá cán bộ; thường xuyên nghiên cứu tổng kết công tác đánh giá cán bộ.
Người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị là những người có vai trị rất lớn trong công tác đánh giá cán bộ. Họ là người phân công công việc cho cán bộ, trực tiếp quản lý cán bộ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng việc của cán bộ. Do đó, họ hồn tồn có khả năng và phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, đánh giá cán bộ. Vì vậy, cần phải phát huy vai trị và trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Đảng ta khẳng định mọi đánh giá, kết luận về cán bộ “nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số” [22, tr. 78]. Đồng thời, Đảng ta cũng đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường thẩm quyền và trách nhiệm đối với những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Thực tế cho thấy dù được thừa nhận hay khơng thừa nhận thì những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành vẫn là những người có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách. Bởi vì, họ thường là người đề xuất cơng việc, triển khai thực hiện các công việc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc. Ý
kiến của họ thường có ảnh hưởng rất lớn, nhiều khi còn chi phối các thành viên trong tập thể lãnh đạo.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, những vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phức tạp. Nó địi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những đổi mới về thể chế lãnh đạo, quản lý theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tất yếu khách quan làm cho quyền lực của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở đây ngày càng lớn.
Thẩm quyền phải gắn liền với trách nhiệm. Song nếu thẩm quyền của những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không được thừa nhận và chưa được quy định rõ thì khó có thể địi hỏi được ở họ những trách nhiệm tương ứng. Khi đó, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị rất dễ lạm quyền, lợi dụng tập thể để hợp lý hóa cho những ý đồ của cá nhân. Vì vậy, người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có khả năng ảnh hưởng, chi phối đến đâu thì cần có những quy định về thẩm quyền của họ đến đó, có như vậy mới có thể phát huy được tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cần có những quy định theo hướng tăng cường thẩm quyền đối với những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong mọi cơng việc, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ.
Quyền hạn của cán bộ được thừa nhận và quy định đến đâu thì trách nhiệm mà họ phải thực hiện tương ứng đến đó. Trong điều kiện hiện nay, cần có quy định về việc người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp có quyền đề xuất các cơng việc có liên quan đến sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách, trong đó có việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Đây là cơ sở cần
thiết để gắn trách nhiệm của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách và với việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Vai trò của cấp ủy là phản biện, cho ý kiến và quyết định thông qua hay không thông qua những đề xuất của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Đề xuất của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị có quyền bảo vệ ý kiến mà họ đề xuất. Nếu ý kiến của họ khơng được tập thể cấp ủy thơng qua thì họ có quyền đưa ra những đề xuất mới.
Tăng cường thầm quyền cho cán bộ là cơ sở cần thiết để phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Song trách nhiệm đối với cán bộ cần được quy định một cách cụ thể và cần phải có những chế tài xử lý một cách cụ thể. Mức độ xử lý trách nhiệm đối với những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải đủ để cảnh báo, dăn đe, có như vậy mới có thể phát huy được tinh thần trách nhiệm của họ. Khi đó, nó mới tạo ra động lực để những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ, phát huy dân chủ, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của tập thể và ý kiến của nhân dân về cán bộ.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, bằng kiểm tra, bằng công tác cán bộ và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cấp ủy các cấp có nhiệm vụ đề ra các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa và thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền. Người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành là người có quyền đề xuất và tổ chức
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, họ là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu các cấp, các ngành bao gồm có người đứng đầu cấp ủy và người đứng đầu chính quyền. Việc đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ là thuộc cấp ủy có thẩm quyền. Hiện nay, người đứng đầu chính quyền các cấp thường chỉ tham gia với tư cách là một thành viên trong tập thể lãnh đạo và do đó khó có thể gắn được trách nhiệm của họ với việc quản lý, đánh giá, lựa chọn cán bộ. Hơn nữa, do không trực tiếp quản lý, phân công công việc cho cán bộ nên việc đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ của cấp ủy nhiều khi khơng thực sự phù hợp. Vì vậy, để phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cần có quy định việc họ có quyền đề xuất ý kiến về đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Người đứng đầu chính quyền các cấp là người phân công công việc cho cán bộ, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ và do đó, họ là người có quyền, có khả năng và phải có trách nhiệm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Vai trò của cấp ủy là căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quá trình cơng tác của cán bộ và ý kiến của nhân dân đối với cán bộ để quyết định thông qua hay không thông qua những đề xuất về việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ của người đứng đầu chính quyền. Nếu đề xuất về cán bộ của người đứng đầu chính quyền khơng được cấp ủy có thẩm quyền tán thành thì khi đó họ có quyền giải trình, bảo vệ ý kiến và có những đề xuất mới về việc đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ.
Vai trị của cấp ủy là lãnh đạo chính quyền tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng; thông qua hoặc không thơng qua các đề xuất của người đứng đầu chính quyền, trong đó có các đề xuất về việc đánh
giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Vì vậy, cấp ủy mà trước hết là người đứng đầu cấp ủy cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong công tác cán bộ, nếu để xảy ra những yếu kém, khuyết điểm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ thì người đứng đầu cấp ủy cũng là người đầu tiên phải chịu những hình thức xử lý về mặt trách nhiệm.
Trách nhiệm phải gắn với lợi ích, có như vậy mới có thể thực sự phát huy được ý thức tự giác thực hiện của cán bộ. Vì vậy, cần có quy định về lương và thưởng gắn với kết quả lãnh đạo quản lý của cán bộ, khắc phục tình trạng bình qn, cào bằng về mặt lợi ích. Theo đó, lương và thưởng của cán bộ phụ thuộc vào kết quả lãnh đạo quản lý của cán bộ. Người nào lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra, được nhân dân tín nhiệm thì sẽ được hưởng lương và thưởng cao. Ngược lại, người nào không lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đã được xây dựng, không được nhân dân tín nhiệm thì cần phải được xem xét, xử lý về mặt trách nhiệm, bố trí sắp xếp lại cơng việc và khơng thể địi hỏi được hưởng lương cao. Chế độ trách nhiệm, lương, thưởng phải đủ để phát huy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc gắn kết quả lãnh đạo quản lý của cán bộ với lương và thưởng mà họ có thể được hưởng là động lực giúp cho những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm đến việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ.
Đánh giá cán bộ cần phải dựa vào nhân dân, quan tâm lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Song để phát huy được vai trò của nhân dân, cần phải nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, trước hết là nâng cao nhận thức của nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, xây dựng cũng cố tình cảm,
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, có những cơ chế và hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ.
Đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội là thuộc cấp ủy có thẩm quyền. Song việc đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ của cấp ủy phải trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân có thể bằng những hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là lắng nghe, tiếp thu ý kiến của từng người dân. Trực tiếp cịn được hiểu là thơng qua dư luận xã hội, đơn thư của nhân dân và phản ánh của các cơ quan báo chí... Gián tiếp là lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khơng dễ gì có thể lắng nghe được đầy đủ, đúng đắn ý kiến của các tầng lớp nhân dân bằng hình thức trực tiếp. Hơn nữa, việc lắng nghe ý kiến của nhân dân cần được tổ chức một cách khoa học, có sự trao đổi, bàn bạc với nhân dân. Vì vậy, để có thể lắng nghe được đầy đủ, đúng đắn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cần phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ; lắng nghe, tập hợp ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại diện cho ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ.
Nhân dân là những người có quyền quyết định trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là do nhân dân tín nhiệm bầu ra. Nhân dân cũng là những người có quyền kiểm tra, giám sát và bãi miễn những người khơng cịn thực sự đại diện cho quyền và lợi ích của họ. Việc lựa chọn các chức danh trong các cơ quan nhà nước xét đến cùng là do nhân dân quyết định. Trong điều kiện nước ta hiện nay, quyền
đánh giá, bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức cán bộ của nhân dân được thực hiện thông qua các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Vì vậy, để thực sự là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân, địi hỏi các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải thường xuyên, định kỳ tiếp xúc lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các vấn đề có liên quan đến cán bộ và cơng tác cán bộ. Chúng ta đã có quy định về điều này. Song để phát huy vai trị của nhân dân trong cơng tác đánh giá cán bộ, cần có quy định về việc mỗi khi có đánh giá, bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải tiếp xúc để lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Nhân dân chỉ tích cực tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ khi ý kiến của họ được lắng nghe và tôn trọng. Tin nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân phải được thể hiện ở việc cơng khai để nhân dân biết mục đích đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, các chế độ chính sách đối với cán bộ, những thơng tin có liên quan đến cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ và phải dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá, lựa chọn cán bộ. Khi ý kiến của nhân dân và ý kiến của tổ chức chưa có sự thống nhất thì cấp có thẩm quyền phải có sự điều tra xác minh làm rõ, phải trao đổi với nhân dân và dựa vào ý kiến của nhân dân. Lắng nghe, trao đổi với nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân là cơ sở giúp cấp có thẩm quyền có thể đánh giá,