và nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh với những khó khăn trong việc nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ chỉ có thể đi vào hiện thực cuộc sống khi nó trở thành suy nghĩ, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi phải phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng lúc. Điều đó cho thấy để vận dụng được tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân không chỉ về tư tưởng Hồ Chí Minh,
mà cịn cả về phương pháp, cách thức vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó khơng chỉ là nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, mà còn phải quan tâm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nói chung và cho các tầng lớp nhân dân. Bởi vì, đánh giá cán bộ khơng chỉ là công việc của cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, mặc dù đây là những người có vai trị vơ cùng quan trọng, mà địi hỏi cịn phải có sự tham gia của tất cả cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, quan tâm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nói chung và cho các tầng lớp nhân dân là cơ sở cần thiết để phát huy trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ sở cần thiết để phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ.
Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta rất nhiều chỉ dẫn vô cùng quý báu về cán bộ và công tác đánh giá cán bộ. Song ở Hồ Chí Minh khơng có những bài nói, bài viết chun bàn về cơng tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, khơng dễ dàng gì có thể nhận thức được ngay một cách đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ. Hơn nữa, nếu việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ đã khó thì việc vận dụng tư tưởng của Người vào công tác đánh giá cán bộ hiện nay cịn khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, cơng tác đánh giá cán bộ luôn chịu sự tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh xét đến cùng là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đảng và nhân dân ta khẳng định tiếp tục kiên định và phấn đấu thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ.
Song đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Hơn nữa, việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức và kinh nghiệm của cán bộ, đảng viên. Khơng có những trải nghiệm cần thiết trong thực tế cơng tác đánh giá cán bộ thì khó có thể nhận thức và vận dụng được đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhân dân bao gồm có nhiều giai cấp, tầng lớp với lập trường quan điểm và trình độ nhận thức ít nhiều có sự khác nhau. Đến nay, mặc dù được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, song trình độ nhận thức của nhân dân vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhiều người dân vẫn còn mang nặng những tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời lạc hậu như “gia đình, dịng tộc chủ nghĩa”, “địa phương cục bộ”, “sống lâu lên lão làng”... Hơn nữa, do đời sống kinh tế cịn khó khăn, chỉ lo làm ăn và đặc biệt là do xuất phát từ nhận thức cho rằng công tác cán bộ là công việc của cán bộ lãnh đạo quản lý, của những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, nên nhiều người dân còn chưa thực sự quan tâm tham gia vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Những lý do như đã nêu cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay là công việc đặc biệt cần thiết, nhưng cũng là cơng việc rất khó khăn, địi hỏi phải thường xun, lâu dài, với nội dung và những hình thức phù hợp.