Xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 127 - 139)

chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

* Xây dựng, hồn thiện các quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn cán bộ.

Trên cơ sở những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể. Đó là tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân; cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang; cán bộ khoa học, chuyên gia; cán bộ quản lý kinh doanh. Những quy định về tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ là kết quả của việc nghiên cứu cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung. Song trong cơng tác cán bộ, địi hỏi khơng được dừng lại ở những tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ, mà còn phải làm rõ được tiêu chuẩn hay những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với từng cán bộ. Vì vậy, để vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngồi những quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ, địi hỏi phải có quy định, hướng dẫn về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh. Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI đã khẳng định về sự cần thiết phải "xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh" [33, tr. 33].

Cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là những người có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Song đây cũng là những người rất dễ thối hóa biến chất, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, mắc phải những sai lầm, khuyết điểm. Vì vậy, trong rất nhiều chức danh, Đảng cần quan tâm trước hết đến việc xác định tiêu chuẩn đối với các chức danh lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và những thành viên trong tập thể lãnh đạo.

Với những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, ngoài những tiêu chuẩn chung, những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đòi hỏi đây phải là những người gương mẫu trong mọi cơng việc; có tinh thần làm việc dân chủ, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của tập thể, ý kiến của nhân dân; có khả năng phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề của thực tiễn, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn cho sự phát triển cơ quan, đơn vị; có khả năng đồn kết tập thể, tun truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có khả năng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý cán bộ, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ...

Với các thành viên trong tập thể lãnh đạo, đây phải là những người có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất ý kiến, giám sát, phản biện, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị đề ra được các quyết định đúng đắn,

tình trạng cấp phó và các thành viên trong tập thể lãnh đạo yếu kém về phẩm chất và năng lực, chưa thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ như đã nêu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều cán bộ đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị rơi vào quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ quan, mất dân chủ, độc đoán chuyên quyền trong các cơng việc lãnh đạo quản lý. Vì vậy, để khắc phục tình trạng đã nêu, với những cán bộ là cấp phó và là thành viên trong tập thể lãnh đạo, ngoài những tiêu chuẩn như đối với cán bộ nói chung, những u cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thì một trong những yêu cầu cơ bản hàng đầu đối với những chức danh này là phải gương mẫu trong mọi cơng việc, có tinh thần làm việc dân chủ, dám đấu tranh và có khả năng giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện đúng đắn các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đề ra những quyết định đúng đắn, không mắc phải những sai lầm, khuyết điểm.

Việc quản lý, đánh giá cán bộ cần giao cho người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải xác định tiêu chuẩn đối với từng cán bộ. Với các chức danh lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các thành viên trong tập thể lãnh đạo, cần bổ sung những quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn như đã nêu. Đây là cơ sở cần thiết giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đánh giá, lựa chọn được đúng đắn các chức danh lãnh đạo quản lý. Đây cũng là một trong những cơ sở cần thiết để phát huy vai trò của nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ.

* Xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về tiêu chí đánh giá cán bộ.

Tiêu chí đánh giá cán bộ là những căn cứ mà từ đó cấp có thẩm quyền có thể xác định được đúng đắn phẩm chất và năng lực của cán bộ. Theo đó, để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, cần phải căn cứ vào việc cán bộ có hay khơng có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân; sẵn sàng hay không sẵn sàng nhận và phấn đấu hoàn thành tốt các cơng việc được giao; có hay khơng có quan liêu, tham nhũng, lãng phí và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chấp hành hay khơng chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; được hay không được nhân dân tin yêu, tín nhiệm và thừa nhận vai trị lãnh đạo...

Năng lực của cán bộ đòi hỏi phải được thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ. Điều đó có nghĩa là để đánh giá được năng lực của cán bộ, đòi hỏi phải thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cần được coi là tiêu chí cơ bản hàng đầu để đánh giá về năng lực của họ. Theo đó, một cán bộ chỉ được coi là có năng lực khi hồn thành tốt các cơng việc được giao. Song giữa phẩm chất và năng lực của cán bộ có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đức là gốc, đức có trước tài. Đức ở cán bộ đòi hỏi cũng phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Vì vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khơng chỉ là tiêu chí để đánh giá về năng lực của cán bộ, mà nó cịn là căn cứ để đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ.

Hiện nay, đa số cán bộ là những người có phẩm chất và năng lực đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn. Song bên cạnh đó trong đội ngũ cán bộ cũng cịn có khơng ít người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội thủ đoạn, mắc bệnh hình thức, háo danh, chạy chức, chạy quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Để được “ghi điểm”, tranh thủ được sự ủng hộ của cấp trên,

ở khơng ít cán bộ có những việc làm tưởng là năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, nhưng thực chất đó chỉ là những việc làm mang nặng hình thức, lãng phí, chạy theo thành tích, làm giảm sút tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm tiêu chí cao nhất để đánh giá về phẩm chất và năng lực của cán bộ là một trong những cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể phân biệt được đâu là cán bộ tốt, với đâu là cán bộ yếu kém, đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đẩy lùi căn bệnh hình thức, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội ở nhiều cán bộ.

Khi đề cập đến tiêu chí đánh giá cán bộ, trên cơ sở nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm thước đo chính để đánh giá cán bộ. Đây là một quy định đúng đắn trong cơng tác đánh giá cán bộ. Song do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên nhiều nơi vẫn chưa quán triệt và thực hiện đúng đắn yêu cầu này, khi coi kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chỉ là tiêu chí khơng hơn gì nhiều so với các tiêu chí khác. Nếu đánh giá cán bộ theo kiểu cho điểm, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khơng hơn gì nhiều so với các tiêu chí khác. Với cách đánh giá như đã nêu, nhiều cán bộ yếu kém, khơng hồn thành tốt cơng việc vẫn có thể được đánh giá là người có phẩm chất và năng lực.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ là biểu hiện tập trung nhất, cao nhất, đầy đủ và chân thực nhất phẩm chất và năng lực của cán bộ. Cán bộ hồn thành tốt các cơng việc được giao thường cũng là người có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, có tinh thần làm việc dân chủ, đồn kết, phối hợp trong công việc, thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và

pháp luật của Nhà nước, ln có ý thức học tập nâng cao trình độ, được nhân dân tin u, tín nhiệm... Hơn nữa, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ là cái có thể kiểm nghiệm được trên thực tế. Vì vậy, để vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, cần có quy định về việc lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm tiêu chí cơ bản hàng đầu để đánh giá về phẩm chất và năng lực của cán bộ. Theo đó, một cán bộ chỉ được coi là người có phẩm chất và năng lực khi họ hồn thành tốt các cơng việc được giao. Trong những điều kiện đã được xác định, nếu khơng hồn thành các cơng việc được giao thì cán bộ khơng thể được coi là người có năng lực. Khi đó, họ cần được xem xét để bố trí, sắp xếp lại cơng việc. Khơng những thế, họ có thể cịn bị xem xét cả về mặt ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cũng cần được coi là căn cứ để kiểm tra, kiểm nghiệm về tính trung thực, đúng đắn của những lời nói và việc làm của cán bộ.

Là biểu hiện tập trung nhất, cao nhất của những phẩm chất và năng lực của cán bộ, nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khơng phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá cán bộ. Bởi vì, khơng dễ dàng gì và khơng phải khi nào cũng có thể đánh giá được một cách đầy đủ, đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Thực tế cho thấy, cùng một việc làm của cán bộ có thể có những đánh giá khác nhau. Hơn nữa, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ không phải khi nào cũng được báo cáo một cách đầy đủ, trung thực. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không được dừng lại ở kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, mà cịn phải căn cứ vào các tiêu chí khác để đánh giá cán bộ. Việc đạt được hay không đạt được các yêu cầu về lắng nghe và tơn trọng ý kiến của nhân dân, tồn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, tinh thần làm việc dân chủ, đồn kết, phối hợp trong cơng việc, thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, học tập nâng cao trình độ, sự tín nhiệm của nhân dân... cần

được coi là những căn cứ để từ đó quyết định việc có kiểm tra hay không kiểm tra lại kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Nói cách khác, khi việc thực hiện các tiêu chí ở cán bộ có mâu thuẫn thì cần phải có sự điều tra, xác minh làm rõ.

Các chức danh khác nhau, tiêu chí đánh giá ít nhiều khác nhau. Khơng những thế ngay cùng một chức danh, nhưng ở trong những điều kiện hồn cảnh cơng tác khác nhau, với u cầu cơng việc ít nhiều khác nhau thì tiêu chí đánh giá cán bộ ít nhiều cũng có sự khác nhau. Nếu khơng thấy được điều này, việc đánh giá cán bộ khó có thể đảm bảo được sự chính xác, khoa học. Vì vậy, để vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải mô tả, xác định được những việc cần phải làm cũng như những kết quả cần đạt được trong công việc của cán bộ. Xác định những việc cán bộ cần phải làm cũng như những kết quả cần đạt được trong công việc của cán bộ là cơ sở để từ đó có thể đánh giá được đúng đắn về cán bộ. Song việc mô tả hay xác định những việc cần phải làm cũng như những kết quả cần đạt được trong công việc của cán bộ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Bởi vì, chỉ các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị mới có thể mơ tả, xác định được một cách cụ thể các tiêu chí đánh giá đối với từng cán bộ. Xác định được các tiêu chí đánh giá cán bộ một cách cụ thể là cơ sở giúp cho các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có thể tránh rơi vào chủ quan, cảm tính, hình thức, “thiên tư, thiên vị” trong đánh giá cán bộ.

* Xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về quy trình đánh giá cán bộ.

Quy trình đánh giá cán bộ có nhiều khâu, nhiều bước. Trong Quy chế đánh giá cán bộ, trên cơ sở nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có những quy định, hướng dẫn về các khâu, các bước trong quy trình đánh giá cán bộ. Sau khi đề ra, các quy định, hướng dẫn của Đảng về

quy trình đánh giá cán bộ đã được nhiều nơi quán triệt và thực hiện đầy đủ, đúng đắn. Song bên cạnh đó, khi thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, ở nhiều nơi cịn có tình trạng làm tắt các bước hoặc thực hiện các bước một cách hình thức. Sở dĩ có tình trạng đã nêu là do chúng ta còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các bước trong quy trình đánh giá cán bộ. Vì vậy, để giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị vận dụng và thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về quy trình đánh giá cán bộ, phát huy tự đánh giá của cán bộ, ý kiến đánh giá của tập thể, của nhân dân, cần có quy định về việc phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững mục đích đánh giá cán bộ, những yêu cầu trong việc đánh giá cán bộ, chức trách và nhiệm vụ của cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, các chế độ chính sách đối với cán bộ, những thơng tin có liên quan đến cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, những nội dung cần được công khai trong công tác đánh giá cán bộ, phương pháp, cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 127 - 139)