Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay
* Nguyên nhân chủ quan của những kết quả đạt được trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
Nói đến nguyên nhân chủ quan là nói đến sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ. Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kết quả đạt được trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ phụ thuộc trước hết vào năng lực lãnh đạo của Đảng. Hơn 80 năm ra đời và lãnh đạo đã Đảng ta đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm về cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Những bài học được rút ra từ thực tế công tác cán bộ trong hơn 80 năm qua, đặc biệt là từ thực tế của công tác cán bộ những năm đổi mới đã giúp Đảng ta ngày càng nhận thức và vận dụng được đầy đủ, đúng đắn hơn tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Xuất phát từ nhận thức đó, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta ln quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Những việc làm đó đã giúp cho Đảng có được đội ngũ cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, có ý thức tự phê bình và phê bình, ln phấn đấu hồn thành tốt các cơng việc được giao. Ý thức tự phê bình và phê bình của cán bộ là một trong những cơ sở giúp nhiều nơi có đủ những thơng tin cần thiết để đánh giá cán bộ. Nó cũng là cơ sở giúp cho việc đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ ở nhiều nơi phát huy được hiệu quả tác dụng. Trong công tác cán bộ, những người có phẩm chất và năng lực, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng chính là những người quan tâm vận dụng, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ; đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ; đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ.
Nói đến nguyên nhân của những kết quả đạt được trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ khơng thể khơng nói đến những đổi mới về thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, cùng với những đổi mới về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới về thể chế lãnh đạo, quản lý theo hướng ngày càng có những quy định rõ hơn và cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành và về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Những đổi mới về thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước như đã nêu là cơ sở thuận lợi giúp nhiều nơi đánh giá được đúng đắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự phê bình, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ. Nó cũng đã tạo ra cơ sở, động lực để nhiều nơi quan tâm nghiên cứu vận dụng, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ.
* Nguyên nhân khách quan của những kết quả đạt được trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
Nói đến nguyên nhân của những kết quả đạt được trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay khơng thể khơng nói đến những tác động khách quan của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Về kinh tế, chúng ta đã và đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi đội ngũ cán bộ nhiều phẩm chất và năng lực mới. Những yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những cơ sở giúp Đảng ta có nhiều đổi mới về cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ, từ những đổi mới về tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ đến những đổi mới trong việc phát huy vai trò của nhân dân, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ.
Đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ln có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, đời sống văn hóa - xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ. Trong xã hội, những tư tưởng, phong tục tập quán, tâm lý, thói quen lỗi thời, lạc hậu như “gia đình, dịng tộc chủ nghĩa”, “địa phương cục bộ”, “sống lâu lên lão làng”, “dĩ hòa vi quý”… đang ngày càng được khắc phục. Đây là mơi trường văn hóa - xã hội thuận lợi giúp nhiều nơi vận dụng và thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, phát hiện, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ.
Ý thức và khả năng làm chủ xã hội của nhân dân ln có tác động rất lớn đến cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở phát triển của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã không ngừng được nâng lên. Nhân dân ngày càng quan tâm và có khả năng tham gia vào các cơng việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Khơng những thế, khi trình độ nhận thức được nâng lên, nhân dân ngày càng có những u cầu địi hỏi cao hơn đối với cán bộ. Sự quan tâm tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân cũng như yêu cầu của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ ngày càng cao đã tạo ra động lực giúp nhiều nơi quan tâm vận dụng, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ; có đủ những thơng tin cần thiết để đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ; phát hiện, xử lý và thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm. Đây cũng là cơ sở, động lực giúp nhiều cán bộ có ý thức tốt hơn trong tự phê bình và phê bình, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu để hồn thành tốt các cơng việc được giao.