cầu về dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ
Dân chủ là một trong những u cầu có tính ngun tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng, là cơ sở để phát huy trí tuệ của Đảng, giúp cho Đảng đề ra được những đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn. Dân chủ cũng là cơ sở để xây dựng, cũng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, ngăn ngừa tệ bao biện, chủ quan có thể nảy sinh ở nhiều cán bộ. Trong Đảng, tập thể lãnh đạo là dân chủ. Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy. Trong mọi cơng việc của Đảng, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ, từ việc xác định tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ đến việc đánh giá, lựa chọn, phân cơng, bố trí cơng việc cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địi hỏi phải có sự bàn bạc dân chủ, cơng khai trong tập thể và quyết định theo đa số. Thực hiện tốt yêu cầu về dân chủ là cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể nhận thức và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ.
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân và có thực sự làm đầy tớ cho dân thì mới có thể lãnh đạo được nhân dân. Nhân dân là những người có quyền quyết định trong việc xác định tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, trách nhiệm đối với những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Nhân dân cũng là những người có quyền quyết định trong việc đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ, quản lý, giám sát cơng tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, Đảng phải quan tâm lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, dựa vào ý kiến của nhân dân để xây dựng
và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ; quản lý, đánh giá, lựa chọn cán bộ. Trong mọi suy nghĩ và việc làm, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có các chỉ dẫn của Người về đánh giá cán bộ xét đến cùng chính là tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phản ánh những nhu cầu đòi hỏi của nhân dân. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân là cơ sở, động lực giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Nhân dân khơng chỉ có quyền quyết định trong việc hoạch định các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, mà cịn là những người có quyền kiểm tra, giám sát các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Nhân dân cũng là những người có quyền được biết về các thơng tin có liên quan đến cán bộ và cơng tác cán bộ. Vì vậy, có thể nói dân chủ tự bản thân nó đã bao hàm u cầu phải cơng khai các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện tốt những yêu cầu về công khai không chỉ trong các hoạt động quản lý kinh tế, mà cả trong công tác cán bộ.
Hiện nay, ở nhiều nơi có tình trạng “chạy đánh giá”, “chạy quy hoạch”, “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội” trong công tác cán bộ. Nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực như đã nêu không phải là do công khai, mà là do nhiều cán bộ thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân; do thể chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập; do chưa có những cơ chế và hình thức cần thiết để nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ... Thực tế cho thấy nếu không thực hiện tốt những yêu cầu công khai trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán
bộ thì khơng tránh khỏi có tình trạng “chạy đánh giá”, “chạy quy hoạch”, “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội” nảy sinh trong công tác cán bộ.
Công khai là cơ sở để phát huy vai trò của nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu khách quan, công tâm nảy sinh trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ, cần phải thực hiện tốt cơng khai những thơng tin có liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ, công khai chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, các chế độ chính sách đối với cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, mục đích đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ. Đó khơng chỉ là công khai trong Đảng, trong tổ chức, với người được đánh giá, mà đòi hỏi còn phải công khai với cán bộ, đảng viên nói chung và với các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt những yêu cầu công khai các công việc lãnh đạo quản lý, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ là cơ sở, động lực giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơng khai là biểu hiện của dân chủ và là cơ sở đảm bảo cho dân chủ được thực thi trong thực tế. Song mục đích của việc cơng khai chỉ đạt được khi nội dung công khai và phạm vi công khai phải đạt được mức độ sâu rộng cần thiết. Nội dung công khai và phạm vi công khai càng sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thì càng có cơ sở đảm bảo cho dân chủ được thực thi trong xã hội. Trong điều kiện hiện nay nếu không công khai hoặc cơng khai một cách hình thức, cơng khai mục đích đánh giá cán bộ mà khơng cơng khai những thơng tin có liên quan đến các chế độ chính sách đối với cán bộ, những quan hệ của cán bộ, tài sản của cán bộ, những việc làm của cán bộ, ý kiến của nhân dân đối với cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ; công khai với cán bộ mà không công khai với nhân dân thì rất dễ làm nảy sinh
những hiện tượng tiêu cực như “chạy đánh giá”, “chạy quy hoạch”, “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”... ở nhiều cán bộ.