dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị
Mọi tư tưởng chỉ có thể đi vào hiện thực cuộc sống khi trước hết nó được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng cũng vậy, có thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, qn triệt thì mới có thể giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy rõ được vị trí, vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ; nắm vững tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ cũng như những yêu cầu về dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ; sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh, phát huy vai trò của cấp ủy, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và vai trị của nhân dân trong cơng tác đánh giá cán bộ... Đây là một trong những cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ.
Hiện nay, ở nhiều nơi có tình trạng chưa quan tâm thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hậu quả là nhiều người, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo quản lý, những người làm cơng tác tổ chức cán bộ cịn chưa nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, cần có quy định về việc phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng
dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ đến tất cả cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là mỗi khi có đánh giá cán bộ, đánh giá thường xuyên, định kỳ cũng như đánh giá để quy hoạch, luân chuyển, bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ cần được thực hiện không chỉ đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, những người làm cơng tác tổ chức cán bộ, mà cịn phải với tất cả cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ đến các tầng lớp nhân dân là cơng việc khó khăn, phức tạp. Bởi vì, nhân dân bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp với trình độ nhận thức ít nhiều khác nhau. Hơn nữa, hiện nay do đời sống cịn khó khăn, sự giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, do chưa có những nhận thức đúng đắn về công tác cán bộ, cho đây chỉ là công việc của cán bộ lãnh đạo quản lý, của những người làm công tác tổ chức cán bộ và do nhiều nguyên nhân khác nên nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên cịn chưa quan tâm hoặc ít quan tâm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Để khắc phục những khó khăn đã nêu cần phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ đến các tầng lớp nhân dân. Việc tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ cần được coi là một trong những nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Ngồi ra, để việc tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ đạt kết quả tốt, cần
quan tâm phát huy vai trị của các cơ quan báo chí, các phương tiện thơng tin đại chúng và nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác trong xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có nhiều quy định, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ. Song các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay cịn được đề cập đến trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết, Kết luận, Quy chế của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ, cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, cần nghiên cứu, tổng kết và ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác đánh giá cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung, Bộ Chính trị, địi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải xác định được tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho từng chức danh cán bộ, cụ thể hóa quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, có những hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ. Việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, xác định những hình thức để nhân dân tham gia vào cơng tác đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, đòi hỏi phải trên cơ sở phát huy dân chủ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Lãnh đạo phải gắn với kiểm tra, giám sát. Không kiểm tra, giám sát cũng có nghĩa là khơng lãnh đạo, hoặc buông lỏng sự lãnh đạo. Một trong
những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ ở nước hiện nay là do nhiều nơi chưa kiểm tra, giám sát tốt việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát là cơ sở cần thiết để phát hiện và khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Đây cũng là cơ sở, động lực để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ.
Kiểm tra, giám sát cần được thực hiện với tất cả các nội dung có liên quan đến việc triển khai thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ. Đó là kiểm tra, giám sát việc tuyền truyền, phổ biến, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng vào trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ; kiểm tra, giám sát việc thực thi dân chủ, công khai trong công tác đánh giá cán bộ, việc tổ chức để nhân dân tham gia vào công tác đánh giá cán bộ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ...
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về cơng tác đánh giá cán bộ có thể bằng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp. Gián tiếp là thơng qua hồ sơ, báo cáo. Bằng hình thức này, cơ quan kiểm tra có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Song trong điều kiện hiện nay, khi ở nhiều nơi cịn tình trạng thiếu khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ, bằng hình thức gián tiếp, cơ quan kiểm tra khó có thể có được những thơng tin đầy đủ, chân thực về việc
thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Vì vậy, ngồi kiểm tra, giám sát thơng qua hồ sơ, báo cáo, cần phải có kiểm tra, giám sát trực tiếp. Bằng hình thức này, cơ quan kiểm tra có thể nắm bắt được những thơng tin đầy đủ, chính xác, chân thực về việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ.
Kiểm tra, giám sát có hai cách, “một cách là từ trên xuống”, “tức là người lãnh đạo kiểm sốt kết quả những cơng việc của cán bộ mình”, “một cách nữa là từ dưới lên”, “tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó” [56, tr. 328]. Lâu nay, việc kiểm tra, giám sát ở nhiều nơi thường chỉ là của cấp trên đối với cấp dưới. Về nguyên tắc, cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải là người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc của cấp dưới. Song do có những quan hệ đan xen phức tạp về lợi ích nên việc kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới nhiều khi khơng cịn đảm bảo được sự khách quan, công tâm, rơi vào hình thức, đại khái qua loa, nể nang né tránh hoặc là bao che cho những sai lầm, khuyết điểm của nhau. Để ngăn ngừa tình trạng đã nêu, cần có cơ chế để nhân dân tham gia vào kiểm tra, giám sát đối với công tác đánh giá cán bộ. Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết “phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” [56, tr. 325- 326]. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII, Đảng ta cũng đã khẳng định về việc phải có những cơ chế để "nhân dân tham gia vào giám sát cán bộ và công tác cán bộ" [31, tr. 245].