Mâu thuẫn giữa nhu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với việc Đảng ta còn thiếu nhiều cơ chế nhằm tạo ra động lực để các cấp, các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 104 - 108)

Đảng ta còn thiếu nhiều cơ chế nhằm tạo ra động lực để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ

dân. Nghiên cứu làm rõ những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở cần thiết giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể vận dụng và thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh. Song như thế chưa đủ, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ thực sự được quan tâm vận dụng và thực hiện khi Đảng, Nhà nước có những cơ chế để đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Thực tế cho thấy nếu không thực sự có tinh thần khách quan, công tâm, không xuất phát từ lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, rơi vào chủ nghĩa cá nhân thì ngay cả khi thấy được những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, người đánh giá vẫn có thể khơng quan tâm đến việc vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, đảm bảo sự khách quan, cơng tâm là cơ sở có ý nghĩa quyết định để người đánh giá quan tâm đến việc vận dụng và thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ.

Kết quả đánh giá cán bộ luôn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của người đánh giá. Việc đánh giá cán bộ chỉ có thể đúng đắn khi người đánh giá, trước hết là những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thực sự có tinh thần chí cơng vơ tư, quan tâm đến sự phát triển của cơ quan, đơn vị. Song cán bộ cũng là con người và do đó, khi có chức, có quyền, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, họ rất dễ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thiên tư, thiên vị, thiếu tinh thần khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Khi đó, cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị rất dễ tìm mọi cách để làm trái với những chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, lợi dụng tập thể để hợp lý hóa cho những ý đồ cá nhân. Vì

vậy, có thể nói, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ là cơng việc vơ cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, cần được quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nhu cầu của xã hội, của Đảng, Nhà nước, của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân. Song suy nghĩ và tình cảm của con người, trong đó có cán bộ rất phức tạp và ln có sự thay đổi. Khi chưa có chức, có quyền, cán bộ có thể là người có tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, thiếu khách quan, cơng tâm trong đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Nhưng khi trở thành cán bộ lãnh đạo quản lý, có chức, có quyền, nắm giữ cương vị là người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, họ rất dễ mắc phải những sai lầm, khuyết điểm mà trước đây họ đã từng đấu tranh với nó. Ngay cả khi có chức, có quyền, nhiều cán bộ một mặt có nhu cầu đấu tranh với những hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, thiếu khách quan, công tâm trong công tác cán bộ, nhưng mặt khác bản thân họ lại không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân, có nhiều việc làm sai trái, “thiên tư, thiên vị” trong đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Họ có nhu cầu đấu tranh với những việc làm sai trái ở người khác và nhiều khi ở chính mình, nhưng lại khơng vượt qua được chính mình. Điều đó cho thấy một mặt chúng ta hồn tồn có thể đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, “làm cho phần tốt ở mỗi cán bộ nảy nở như hoa mùa xuân”, nhưng mặt khác nó cũng cho thấy sự khó khăn, phức tạp, lâu dài trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Vấn đề đặt ra là phải có những cơ chế và hình thức để phát huy mặt tốt ở mỗi cán bộ và làm cho phần xấu ở họ mất dần đi.

Suy nghĩ và tình cảm của con người “không phải từ trên trời rơi xuống”, mà được hình thành và luôn chịu sự tác động, chi phối của những

điều kiện hồn cảnh khách quan. Nói đến những tác động tới cán bộ, trước hết phải nói đến cơ chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Những quy định về lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước luôn tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Để có thể đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong công tác đánh giá cán bộ, địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những quy định sao cho cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành phải thực sự quan tâm đến sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách, khơng có và khơng dám có tư tưởng “thiên tư, thiên vị”, thiếu khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ.

Nói đến những nhân tố có tác động tới suy nghĩ và việc làm của cán bộ khơng thể khơng nói đến sự tham gia của nhân dân vào các công việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Để đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong việc đánh giá cán bộ, cần phải phát huy vai trò của nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ. Sự tham gia của nhân dân là cơ sở, động lực giúp cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành thực sự quan tâm đến sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách, đến việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ, khơng có và khơng dám có những việc làm thiên tư, thiên vị trong đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Song để phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, giám sát công tác đánh giá cán bộ, cần phải quan tâm nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho nhân dân, đặc biệt là phải có những cơ chế và hình thức phù hợp để nhân dân tham gia vào các công việc đã nêu.

Như vậy, có đảm bảo được sự khách quan, cơng tâm thì mới tạo ra cơ sở, động lực giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm

đến việc vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ. Song để đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong công tác cán bộ, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những quy định về lãnh đạo, quản lý, về phát huy vai trò của nhân dân sao cho cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành phải thực sự quan tâm đến sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà họ phụ trách, khơng có và khơng dám có những việc làm “thiên tư, thiên vị”, thiếu khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Đến nay, chúng ta còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể về điều này. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ một mặt mong muốn khách quan, cơng tâm trong cơng tác cán bộ, có nhu cầu vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng mặt khác họ lại khơng vượt qua được chính mình, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, có tư tưởng “thiên tư, thiên vị” và những việc làm không đúng đắn khi đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)