Tư tưởng Hồ Chí Minh về cá cu cầu có tính ngun tắc trong đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 66)

giá cán bộ

* Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải khách quan, công tâm.

Khách quan là yêu cầu có tính ngun tắc trong nhận thức khoa học. Trong công tác cán bộ, khách quan là phải xuất phát từ chính những yêu cầu của thực tiễn cách mạng, từ chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, từ những việc

làm của cán bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ và từ ý kiến của nhân dân đối với cán bộ để đánh giá, lựa chọn cán bộ. Công tâm là phải xuất phát từ lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân để đánh giá, lựa chọn cán bộ. Khách quan là yêu cầu về mặt phương pháp nhận thức đối với người đánh giá. Công tâm là yêu cầu về mặt đạo đức đối với người đánh giá. Có cơng tâm thì mới có thể đảm bảo được sự khách quan trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Người đánh giá chỉ có thể đảm bảo được sự khách quan trong việc đánh giá cán bộ khi họ phải thực sự chí cơng vơ tư, xuất phát từ những lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, chứ không phải xuất phát từ những lợi ích cá nhân ích kỷ. Khách quan, cơng tâm là cơ sở giúp người đánh giá có thể đánh giá, lựa chọn và sử dụng được cán bộ một cách đúng đắn.

Trong cơng tác cán bộ, Hồ Chí Minh ln địi hỏi các cấp, các ngành phải đảm bảo sự khách quan, công tâm, không được “thiên tư, thiên vị” trong việc đánh giá, lựa chọn, phân công công việc cho cán bộ cán bộ. Tuy chưa đề cập đến thuật ngữ khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ, nhưng ở Hồ Chí Minh đã có tư tưởng về vấn đề này. Khi đề cập đến công tác cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định “bất kỳ ai có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng” [80, tr. 275]. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, nhu cầu của cách mạng, khả năng làm việc của cán bộ để lựa chọn và sử dụng cán bộ có nghĩa là phải khách quan trong việc đánh giá cán bộ. Bất kỳ ai cần cho nhu cầu của cách mạng thì phải dùng là phải cơng tâm trong việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng cán bộ.

Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng thiếu khách quan, công tâm trong việc đánh giá cán bộ. Để đảm bảo sự khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải quan tâm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ. Bởi vì, khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định “muốn biết đúng sự phải trái ở người ta thì

trước phải biết đúng sự phải trái của mình”, “nếu khơng biết sự phải trái ở mình thì chắc khơng thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu” [56, tr. 317]. Biết đúng sự phải trái của mình là phải thấy được việc làm nào ở mình là đúng và việc làm nào ở mình là sai. Khơng những thế, “muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người”, đòi hỏi người đánh giá phải sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, “càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng” [56, tr. 318]. Phải sửa những khuyết điểm là phải rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, có như vậy mới có thể đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Không sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm thì người đánh giá khơng trách khỏi có những nhận xét, đánh giá khơng đúng về cán bộ.

Đồn kết, phối hợp trong cơng việc là một trong những yêu cầu về đạo đức đối với cán bộ. Hồ Chí Minh ln phê bình những cán bộ có tư tưởng bè phái trong cơng việc. Hồ Chí Minh khẳng định bè phái là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong Đảng. Bởi vì, bè phái là nguyên nhân dẫn đến chia rẽ, “ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau”, “ai khơng hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống” [56, tr. 297]. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những căn bệnh: “1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình khơng hợp với mình. Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ... Đối với những người chính trực thì bới lơng tìm vết để trả thù” [56, tr. 318- 319].

Khi đánh giá cán bộ, nhiều người hay mắc phải căn bệnh “tự cao tự đại”, “ưa người ta nịnh mình”, xuất phát từ “lịng yêu, ghét của mình mà đối

mọi người”. Tự cao tự đại là cái gì cũng cho mình giỏi, mình biết, từ đó mà chủ quan, có thái độ coi thường người khác, không quan tâm lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Ưa người ta nịnh mình, đem lịng yêu, ghét của mình mà đối với người là thiếu khách quan, công tâm, “thiên tư, thiên vị” trong đánh giá cán bộ. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người là suy diễn, áp đặt nhận thức chủ quan, phiến diện, không đúng đắn của mình cho người khác. Hồ Chí Minh khẳng định nếu phạm phải một trong những căn bệnh như đã nêu thì “cũng như mắt đã mang kính có màu, khơng bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trơng” [56, tr. 317]. Mang kính có màu là khơng có sự khách quan, cơng tâm trong việc đánh giá, lựa chọn cán bộ.

Mọi sai lầm, khuyết điểm đều có ngun nhân của nó. Trong cơng tác cán bộ, những sai lầm, khuyết điểm mà nhiều người mắc phải ln có một phần nguyên nhân từ sự mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, để đảm bảo sự khách quan, cơng tâm trong đánh giá cán bộ, cần phải thực hiện tốt dân chủ trong các công việc lãnh đạo, quản lý. Song để phát huy dân chủ, ngăn ngừa tình trạng bao biện, chủ quan, thiên tư, thiên vị ở nhiều cán bộ, cần có quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm đối với từng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường thẩm quyền và trách nhiệm đối với những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và coi đây là cơ sở khơng thể thiếu để từ đó có thể đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong việc đánh giá cán bộ. Người khẳng định ở đâu có tình trạng thiếu khách quan, cơng tâm trong đánh giá cán bộ thì ở đó cán bộ lãnh đạo, những người có quyền lực trong tay “phải chịu lỗi nặng hơn”, “chịu trách nhiệm nhiều hơn” [56, tr. 277].

Sự thiếu khách quan, công tâm trong cơng tác cán bộ cịn có ngun nhân từ việc nhiều nơi chưa quan tâm lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân

dân, chưa dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá, lựa chọn cán bộ. Nhân dân là chủ thể của lịch sử. Vai trị của nhân dân khơng chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần, mà cịn thể hiện cả trong các cơng việc lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ. Phê bình tình trạng nhiều nơi chưa biết dựa vào nhân dân để quản lý, đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân rất sáng suốt, tai mắt của nhân dân ở đâu cũng có. Cán bộ nào tốt, cán bộ nào yếu kém, nhân dân đều có thể biết và do đó, nếu dựa vào nhân dân để đánh giá, cất nhắc cán bộ thì “nhất định khơng xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng” [56, tr. 306]. Quyền và lợi ích của nhân dân chỉ có thể được đảm bảo khi cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải thực sự là những người có phẩm chất và năng lực. Vì vậy, nhân dân ln mong muốn có được những cán bộ thực sự có phẩm chất và năng lực. Ở Hồ Chí Minh, dựa vào dân tức là phải coi ý kiến của nhân dân, sự tín nhiệm của nhân dân là tiêu chí cao nhất để đánh giá, lựa chọn cán bộ. Đây không chỉ là cơ sở giúp các cấp, các ngành có khả năng đánh giá được đúng đắn về cán bộ, mà còn ngăn ngừa được những hiện tượng thiên tư, thiên vị có thể xảy ra trong đánh giá cán bộ.

Kết quả đánh giá cán bộ phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, tư tưởng của người đánh giá. Đánh giá cán bộ chỉ có thể đảm bảo được sự khách quan, cơng tâm khi người đánh giá phải có quan điểm, tư tưởng đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo được sự khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ, cần phải quan tâm nâng cao nhận thức của người đánh giá, giải phóng họ khỏi những quan điểm, tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, khơng đúng đắn. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra nguyên nhân về mặt nhận thức của tình trạng thiếu khách quan trong cơng tác đánh giá cán bộ. Người đã chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh khắc phục những tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, “định kiến hẹp hòi”, “chủ nghĩa thành phần” ở nhiều cán bộ.

Như vậy, khách quan, công tâm là một trong những yêu cầu có tính ngun tắc cần được qn triệt trong công tác đánh giá cán bộ. Khách quan luôn gắn liền với công tâm. Người đánh giá chỉ khách quan trong đánh giá cán bộ, khi họ phải thực sự chí cơng vơ tư, có quan điểm, tư tưởng đánh giá đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo sự khách quan trong đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải quan tâm nâng cao đạo đức cách mạng và nhận thức cho cán bộ, có những quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và phải dựa vào ý kiến của nhân dân để đánh giá cán bộ.

* Đánh giá cán bộ địi hỏi phải có quan điểm tồn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể.

Khách quan là đánh giá cán bộ đúng như những gì họ có. Nó địi hỏi người đánh giá phải có quan điểm toàn diện khi xem xét về cán bộ. Trong nhận thức, quan điểm tồn diện địi hỏi phải xem xét các sự vật trong tất cả các mối liên hệ và các mặt vốn có của nó; phải đi từ nhận thức về từng mối liên hệ, từng mặt của sự vật, thấy được vị trí, vai trị của từng mối liên hệ, từng mặt đến chỗ phải nhận thức được về sự vật với tư cách là một chỉnh thể thống nhất. Trong đánh giá cán bộ, quan điểm tồn diện địi hỏi phải làm rõ được ở cán bộ cả về đức và tài, phẩm chất và năng lực, thấy được những mặt khác nhau ở cán bộ, khơng những thế cịn phải thấy được mối quan hệ giữa các phẩm chất và năng lực ở cán bộ, trong đó đức là gốc, đức có trước tài.

Cán bộ khơng phải ai cũng tồn vẹn. Về đạo đức, bên cạnh mặt tốt, ở cán bộ khơng tránh khỏi có mặt cịn hạn chế, yếu kém. Về năng lực, bên cạnh sở trường, ở cán bộ không tránh khỏi có sở đoản. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi phải thấy được ở họ mặt tốt cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém, sở trường cũng như sở đoản. Còn khi lựa chọn, sử dụng cán bộ, phải căn cứ vào mặt mạnh, mặt tốt, sở trường, năng lực của cán bộ, đồng thời phải quan tâm giúp cán bộ khắc phục những hạn chế, yếu kém. Hồ

Chí Minh ln căn dặn các cấp, các ngành phải “khéo lựa chọn cán bộ” và phải “khéo dùng cán bộ”. Bởi vì, “Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được” [51, tr. 88]. Song để “khéo lựa chọn được cán bộ” và “khéo dùng được cán bộ”, địi hỏi người làm cơng tác cán bộ phải có quan điểm tồn diện khi xem xét, đánh giá cán bộ.

Đánh giá cán bộ không chỉ để lựa chọn, sử dụng cán bộ, mà còn để giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp cán bộ khơng ngừng tiến bộ. Có làm rõ được ở cán bộ mặt tốt cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém, sở trường cũng như sở đoản thì mới có thể đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ một cách cụ thể, thiết thực. Vì vậy, trong giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi các cấp, các ngành phải xuất phát từ thực trạng của đội ngũ cán bộ, từ chính những phẩm chất và năng lực hiện có ở cán bộ, thấy được những mặt khác nhau ở cán bộ, làm cho phần tốt ở mỗi cán bộ không ngừng phát triển, “nảy nở như hoa mùa xn cịn phần xấu thì mất dần đi”. Song để khắc phục được những hạn chế yếu kém, khuyết điểm ở cán bộ, “làm cho phần xấu ở mỗi cán bộ mất dần đi”, trước hết phải thấy được những nguyên nhân của nó. Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế yếu kém, khuyết điểm mà nhiều cán bộ mắc phải. Về chủ quan, Hồ Chí Minh khẳng định những yếu kém, khuyết điểm mà nhiều cán bộ mắc phải trước hết là do họ thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu. Về khách quan, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm mà nhiều cán bộ mắc phải từ những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và từ ý thức, khả năng làm chủ còn nhiều hạn chế của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định “quan tham vì dân dại” [58, tr. 127]. Khi nào nhân dân cịn chưa quan tâm tham gia hoặc ít

có khả năng tham gia vào các cơng việc lãnh đạo, quản lý, trong đó có cơng tác đánh giá cán bộ thì khi đó khó có thể tránh khỏi tình trạng một số cán bộ lợi dụng chức quyền để có những việc làm sai trái.

Cán bộ thường xuyên có sự thay đổi. Đa số cán bộ là những người có ý thức rèn luyện tu dưỡng, khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, phấn đấu hồn thành tốt các cơng việc được giao. Song bên cạnh như vậy khơng tránh khỏi có những cán bộ thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, mắc sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là trong những điều kiện cách mạng khó khăn hoặc khi họ được đề bạt, cất nhắc, trở thành những người có chức, có quyền. Vì vậy, khi đánh giá, lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh địi hỏi phải có quan điểm phát triển, tin tưởng vào sự rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, nhưng cũng phải thấy được những sai lầm, khuyết điểm mà cán bộ có thể mắc phải. Đánh giá cán bộ “không nên chấp nhất” [56, tr. 318]. Bởi vì, “Có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước khơng cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản cách mạng. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, khơng phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này khơng bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)