công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay
Công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ là một công việc của Đảng. Nói đến cơng tác đánh giá cán bộ là nói đến những cơng việc có liên quan trực tiếp đến công tác này. Đến nay, Đảng ta chưa đưa ra định nghĩa về công tác đánh giá cán bộ. Song nói đến cơng tác đánh giá cán bộ là nói đến việc xác định vị trí, vai trị của đánh giá cán bộ, nội dung đánh giá cán bộ, các nguyên tắc đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, vai trị của cấp ủy, của nhân dân, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong cơng tác đánh giá cán bộ… Nói đến cơng tác đánh giá cán bộ cịn phải nói đến việc tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn của Đảng về đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là nghiên cứu quán triệt và cụ thể hóa những chỉ dẫn của Người vào trong điều kiện của công tác đánh giá cán bộ hiện nay. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ được coi là đúng đắn, đạt kết quả tốt khi trước hết trên cơ sở những chỉ dẫn của Người, Đảng ta xác định và đề ra được những quy định, hướng dẫn phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ hiện nay và đủ để tạo ra cơ sở, động lực giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm đến việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ. Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ những yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng ta đã xác định và đề ra nhiều quy định, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ.
Về vị trí, vai trị của đánh giá cán bộ, Đảng ta khẳng định đánh giá cán bộ là “khâu tiền đề quan trọng nhất” [31, tr. 213]. Mỗi khi có đào tào, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch cán bộ, bầu, bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ, ở những mức độ khác nhau, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đều có đánh giá cán bộ. Song nếu chưa thấy được đánh giá cán bộ là tiền đề của tất cả các khâu cịn lại của cơng tác cán bộ thì rất dễ dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa thực sự quan tâm đến cơng tác đánh giá cán bộ. Khi nói đánh giá cán bộ là tiền đề của tất cả các khâu cịn lại của cơng tác cán bộ là có ý nghĩa bắt buộc các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm thực hiện đánh giá cán bộ một cách đầy đủ, nghiêm túc. Vì vậy, việc khẳng định đánh giá cán bộ là “khâu tiền đề quan trọng nhất” có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn. Nó là cơ sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện tốt công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ.
Về tiêu chuẩn cán bộ, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải xác định tiêu chuẩn cán bộ và phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để đánh giá cán bộ. Trong Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII, Đảng ta đã xác định và đề ra các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là những tiêu chuẩn đối với cán bộ nói
chung cũng như những tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể. Đó là tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân; cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang; cán bộ khoa học, chuyên gia và cán bộ quản lý kinh doanh.
Với cán bộ nói chung, Đảng ta khẳng định đây phải là những người có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có trình độ hiểu biết về chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức, có trình độ văn hóa, chun mơn, có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ; có tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Với cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, Đảng ta khẳng định đây phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, khơng có tư tưởng đa nguyên, đa đảng; có khả năng tổng kết thực tiễn, dự báo và định hướng phát triển, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có khả năng đấu tranh bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; gương mẫu về đạo đức lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, có kiến thức về lãnh đạo quản lý.
Với cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang, Đảng ta khẳng định đây phải là những người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; có tinh thần cảnh giác cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn bí mật qn sự, bí mật quốc gia; có khả năng vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng vào xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động bằng chiến lược diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ, Đảng ta xác định cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang còn phải nắm vững những vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Với cán bộ khoa học, chuyên gia, Đảng ta khẳng định đây phải là những người có tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức hợp tác, say mê trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, luôn bám sát đời sống xã hội, có khả năng tổng kết thực tiễn. Là chuyên gia đầu ngành, cán bộ cịn phải là những người có khả năng tập hợp và đào tạo cán bộ khoa học.
Với cán bộ quản lý kinh doanh, Đảng ta khẳng định đây phải là những người có hiểu biết sâu sắc về các quan điểm kinh tế của Đảng, có phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư, không lợi dụng chức quyền để tham nhũng, xa hoa, lãng phí. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định cán bộ quản lý kinh doanh cịn phải là những người có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp, có hiểu biết về khoa học, cơng nghệ, pháp luật và thơng lệ quốc tế, có khả năng tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Cán bộ phải là những người vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chun”, trong đó đức là gốc. Vì vậy, khi đánh giá, lựa chọn cán bộ, Đảng ta khẳng định cần “coi trọng cả đức và tài, đức là gốc” [22, tr. 80]. Việc khẳng định phải coi trọng cả đức và tài, đức là gốc của Đảng là một trong những cơ
sở giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thể xác định được đúng đắn tiêu chuẩn cán bộ, phương pháp, cách thức đánh giá, lựa chọn cán bộ. Theo đó, một cán bộ chỉ được coi là tốt khi trước hết phải là những người có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, ln tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng nhận và phấn đấu hồn thành tốt các cơng việc được giao.
Tiêu chuẩn đối với cán bộ đòi hỏi phải phù hợp với những yêu cầu cụ thể của cách mạng. Vì vậy, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ, những yêu cầu cụ thể của thực tiễn, chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ để xác định tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh. Việc xác định và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh là cơ sở cần thiết giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tránh rơi vào chung chung, hình thức, cảm tính, thiên tư, thiên vị khi đánh giá, lựa chọn cán bộ. Đảng ta khẳng định trên cơ sở tiêu chuẩn chung, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ trong thời kỳ mới để làm cơ sở cho việc đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ [22, tr. 97].
Về nguyên tắc đánh giá cán bộ, Đảng ta khẳng định đánh giá cán bộ đòi hỏi phải “dân chủ, công khai, kết luận theo đa số” [22, tr. 86]. Đánh giá cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số, "cấp ủy, cấp ủy viên và thủ trưởng quản lý cán bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình" [22, tr. 91]. Cần coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, có những quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong đánh giá cán bộ [33, tr. 33]. Đánh giá cán bộ cần phải dựa vào ý kiến của nhân dân, “có cơ chế để nhân dân phát hiện, tiến cử những người có đức, có tài cho các cơ quan lãnh đạo đảng, nhà nước và đoàn thể; lựa chọn, bầu cử những người lãnh đạo trực tiếp của mình” [22, tr. 90].
Về quy trình đánh giá cán bộ, Đảng ta khẳng định cấp ủy có thẩm quyền chỉ đánh giá cán bộ sau "khi đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của các cơ quan liên quan, ý kiến đóng góp của nhân dân và sự tự phê bình của cán bộ" [22, tr. 74]. Đảng ta cũng đã có những quy định, hướng dẫn về quy trình đánh giá đối với từng loại cán bộ. Theo Quy chế đánh giá cán bộ, công chức 2010, với cán bộ chun mơn, nghiệp vụ và cấp phó của người đứng đầu, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của tập thể cán bộ cùng làm việc và của người đứng đầu trực tiếp; với cán bộ là cấp trưởng đơn vị cơ sở, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của tập thể cán bộ cùng làm việc, của cấp ủy nơi cán bộ công tác và sinh hoạt và của người đứng đầu trực tiếp; với cán bộ là thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của tập thể lãnh đạo, của cơ quan tham mưu, của cấp có thẩm quyền; với cán bộ đảm nhiệm các chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của các thành viên lãnh đạo của tổ chức được bầu, của người đứng đầu tổ chức được bầu, của cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, của cơ quan tham mưu, của cấp có thẩm quyền; với cán bộ trước khi bổ nhiệm, ứng cử, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của người đứng đầu trực tiếp, của cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, của cơ quan tham mưu, của tập thể lãnh đạo; với cán bộ trước khi bổ nhiệm lại, quy trình đánh giá bao gồm tự đánh giá của cán bộ, đánh giá của tập thể cán bộ, của người đứng đầu trực tiếp, của tập thể lãnh đạo, của cấp có thẩm quyền; với cán bộ trước khi quy hoạch, quy trình đánh giá bao gồm đánh giá của tập thể lãnh đạo, của chi ủy nơi cán bộ công tác, của người đứng đầu trực tiếp, của cơ quan tham mưu, của cấp có thẩm quyền; với đánh giá trước khi điều động, luân chuyển, quy trình đánh giá bao gồm đánh giá của người đứng đầu trực tiếp, của cấp có thẩm quyền… Kết quả đánh giá cán bộ được thông báo cho cán bộ. Cán bộ có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến và báo cáo lên
cấp trên về những điều không tán thành, nhưng phải chấp hành kết luận đánh giá của cấp có thẩm quyền.
Về phương pháp đánh giá cán bộ, Đảng ta khẳng định cần phải có “phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ khách quan, khoa học, công tâm", “mọi phẩm giá và bằng cấp”, “tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn”, “phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ”, căn cứ vào “hiệu quả công việc thực tế, có tính đến mơi trường, điều kiện cơng tác, mức độ tín nhiệm của nhân dân” [22, tr. 74- 86]. Đánh giá cán bộ cần phải căn cứ vào đề án, chương trình hành động cán bộ, "thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định" [33, tr. 32].
Như vậy, đến nay, Đảng ta đã có nhiều quy định, hướng dẫn về vị trí, vai trị của đánh giá cán bộ; về sự cần thiết phải thường xuyên đánh giá cán bộ; về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ; về vai trò của cấp ủy, của nhân dân và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ. Những quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đánh giá cán bộ, đặc biệt là những quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phương pháp đánh giá cán bộ, về vai trò của cấp ủy và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công tác đánh giá cán bộ là kết quả của sự vận dụng, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong điều kiện của cơng tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Đảng có vai trị quản lý đội ngũ cán bộ và thống nhất lãnh đạo cơng tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải quán triệt và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Đảng về
công tác đánh giá cán bộ. Kết quả đánh giá cán bộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị là căn cứ để đánh giá về việc vận dụng và thực hiện tư tưởng