Chƣơng 1 tìm hiểu tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc về NNĐG, các vấn đề liên quan đến NNĐG, đồng thời xác định và trình bày cơ sở lí luận của đề tài luận án. Có thể thấy rõ một mối quan tâm rất lớn trên thế giới đến việc nghiên cứu NNĐG và mỗi tiếp cận đã cung cấp một lƣợng kiến thức phong phú, hợp lí và hệ thống về khía cạnh đánh giá của ngơn ngữ. Mặc dù có những điểm khác biệt trong đƣờng hƣớng xuất phát từ quan niệm và mục đích nghiên cứu khác nhau, nhƣng giữa chúng vẫn có sự thống nhất trong việc nhìn nhận đánh giá là sự phán xét về giá trị. Trong đó, nổi bật là ba đƣờng hƣớng nghiên cứu về “lập trƣờng”, “đánh giá”, và “thẩm định”. Mặc dù nghiên cứu trong nƣớc chƣa thực sự quan tâm đến NNĐG, nhƣng đã xuất hiện những cơng trình về các vấn đề liên quan, đặc biệt là các khía cạnh về tình thái, chủ quan tính và một số hành động ngơn từ bộ phận của đánh giá (khen, chê, phê bình, bất đồng, bình xét,...).
Lựa chọn tiếp cận từ góc độ ngơn ngữ học xã hội, xem đánh giá là sự phán xét về giá trị, luận án đã trình bày cơ sở lí luận gồm quan điểm “đánh giá” của Thompson và Hunston (2000), chức năng, dấu hiệu xác định NNĐG, phƣơng pháp phân tích cấu trúc nghĩa đánh giá, tham số và thang độ đánh giá theo đƣờng hƣớng này. Tổng quan tài liệu cho thấy đƣờng hƣớng này cho phép nghiên cứu theo cách tích hợp, trong đó kết hợp xem xét khơng chỉ về ngữ nghĩa mà cịn về ngữ dụng, đặc biệt là về khía cạnh liên ngơn ngữ-văn hóa-xã hội. Khung phân tích của nó khơng giới hạn ở các biểu đạt tƣờng minh nhƣ khung “lập trƣờng”, cũng khơng tập trung vào khía cạnh ngữ nghĩa nhƣ khung “thẩm định”. Do đó, luận án lựa chọn lí thuyết hành động ngôn từ và các luận điểm về nhân tố xã hội trong giao tiếp (đặc biệt về chủ đề và quyền lực giao tiếp) làm căn cứ lí thuyết bổ sung cho khung phân tích ngơn ngữ đánh giá của Thompson và Hunston (2000), nhằm tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh văn hóa-xã hội của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
Chƣơng 2